Ai được mệnh danh là “đệ nhất quan tham" trong lịch sử Trung Quốc?
Đôi khi, chúng ta có thể thấy trong bản tin hôm nay "con hổ" nào bị bắt mọi người được một trận réo hò, và số tiền tham nhũng công bố khiến nhiều người phải líu lưỡi.
- 09-11-2021Sau khi cấm dạy thêm, Trung Quốc tìm cách "thuần hóa" những "cha mẹ hổ" quá kỳ vọng vào con cái
- 26-02-2021Không "hổ báo" như ở Australia, Mark Zuckeberg cam chịu hơn hẳn khi Facebook và một loạt mạng xã hội khác bị Ấn Độ mạnh tay
- 03-01-2018Mới đầu năm, Trung Quốc đã bận rộn "bắt hổ" và thay máu bốn vị trí lãnh đạo quan trọng
Thế nhưng, vấn đề tham nhũng là vấn đề nghiêm trọng nhất mà chính phủ Trung Quốc phải đối mặt, cho dù là trong xã hội cổ đại hay trong xã hội ngày nay, mức độ nghiêm trọng của nó có thể trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ và thay thế của một triều đại, vì vậy vấn đề tham nhũng luôn được xem trọng.
Tuy nhiên, những "con hổ" này giống như những con ruồi nếu so sánh chúng với một tên tội phạm tham nhũng trong xã hội Trung Quốc cổ đại". Vậy người này rốt cuộc là ai?
Những người quen thuộc với lịch sử Trung Quốc có thể đã nghe một câu như này, "Hoà Thân té ngã, Gia Khánh vẫn ăn no". Vâng, những gì chúng ta đang nói đến ngày hôm nay là phi vụ tham nhũng lớn nhất trong lịch sử. Ý của câu này là, khi Hoà Thân sụp đổ, tài sản của ông ta có thể bị tịch thu và Hoàng đế Gia Khánh có thể sống nhiều năm mà không cần lo lắng. Mà tài sản của Hoà Thân thật sự không thể dùng của cải tương đương với 1 quốc gia để hình dung.
Nói về xuất thân của Hoà Thân thì không tốt lắm, chỉ là một gia đình truyền thống cờ đỏ phó đô bình thường người Mãn Châu, cha mẹ mất sớm nên từ nhỏ Hoà Thân và em trai là Hoà Lâm sống nương tựa vào nhau. Cũng do cha mẹ mất sớm nên Hoà Thân đau khổ bị cả gia tộc của mình tẩy chay, nếu không có sự bảo vệ của một gia đinh trong gia đình trung thành với cha mẹ mình sợ rằng Hoà Thân đã bị đuổi ra khỏi nhà từ lâu. Chính vì những khó khăn của cuộc sống khi còn trẻ, Hoà Thân đã thề sẽ phải thật xuất sắc, kiếm nhiều tiền hơn để có một cuộc sống tốt đẹp.
Hòa Thân có đầu óc thông minh, học thuộc những tác phẩm kinh điển từ nhỏ, theo học một thầy nổi tiếng Ngô Tỉnh Lan, thông thạo tiếng Mãn, Mông Cổ, Trung Quốc và Tây Tạng, có thể nói là một nhân tài. Tuy nhiên, trong các kỳ thi của triều đình, Hoà Thân đã thi trượt. Sau đó, nhờ vào văn tú tài ông được vào cung để phục vụ bởi đức lang quân kế thừa tam bậc đô úy. Vì thường xuyên được nhìn thấy Vừa Càn Long, nên tài năng của Hoà Thân đã nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của Vua Càn Long.
Vua Càn Long đã chỉ định Hoà Thân quản lý tài chính, Hoà Thân quản lý một cách có trật tự, Vua Càn Long rất hài lòng và dần dần bắt đầu tin tưởng Hoà Thân. Vì thế chức quan của Hoà Thân càng ngày càng lớn, lúc đầu còn biết kiềm chế, không hề tham nhũng.
Đến sau này, cuối cùng thì càng không thể cứu vãn khi trước mặt có rất nhiều tiền. Đặc biệt là khi xử lý vụ án tham quan của Lí Thi Nghiêu - quan thống đốc Vân Nam và Quý Châu, mặc dù Hoà Thân đã điều tra rõ tình tiết vụ án nhưng vẫn chém đầu Lí Thi Nghiêu. Tuy nhiên, gần như toàn bộ tài sản của Lí Thi Nghiêu và đồng bọn của ông ta đã bị Hoà Thân độc chiếm. Ngoài ra, Vua Càn Long còn thưởng cho Hoà Thân vì là người có công trong việc xử lí vụ án một lượng lớn vàng bạc trang sức. Lần đầu tiên Hoà Thân biết được mùi vị nhiều tiền thế này.
Từ đó về sau, chỉ cần là liên quan đến quyền hạn của Hoà Thân thì đều phải nôn tiền cho ông ta, có khi còn công khai đòi hối lộ, bán quan. Không chỉ vậy, Hòa Thân còn dùng quyền lực của mình để kinh doanh, mở được nhiều cửa hàng bạc và thương mại, càng ngày càng tích lũy được nhiều của cải. Do được Vua Càn Long tin tưởng vô điều kiện, địa vị của Hoà Thân còn cao hơn Hoàng đế Gia Khánh.
Vào thời điểm đó, Càn Long là Thái Thượng Hoàng, và Hoàng đế Gia Khánh cần phải chờ Hoà Thân gật đầu khi giải quyết các công việc chính trị, bởi vì chỉ có Hoà Thân mới có thể hiểu và hiểu được tâm tư của Thái Thượng Hoàng.
Nhiều đại thần không dám lên tiếng chống lại Hoà Thân, và hầu như không ai trong triều đình phản đối ông ta ngoại trừ Lưu Dung. Sau khi Càn Long băng hà, Hoàng đế Gia Khánh đã lệnh cho Hoà Thân lo việc ma chay. Rất nhanh Hoà Thân đã bị ban bố hơn 10 tội trạng, nhà của ông ta bị khám xét và tất cả tài sản bị tịch thu. Bởi vì công chúa kết hôn với con trai ông ta, mới có thể có tư cách tự sát. Khi kiểm tra tài sản, tài sản của Hoà Thân là 80 vạn lạng bạc, vào thời điểm đó, doanh thu tài chính hàng năm của nhà Thanh chỉ là 7 vạn , và tài sản của Hoà Thân tương đương với 15 năm thu nhập quốc dân.
Chính sự phổ biến của nạn tham ô thối nát này đã dẫn đến sự suy tàn của nhà Thanh và phá hủy trật tự cơ bản của công bằng xã hội. Vì vậy, tuyệt đối không khoan nhượng với nạn tham ô.
Theo Chinatimes