MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

AI: Ranh giới mong manh giữa lợi ích xã hội và quyền riêng tư

31-08-2019 - 16:30 PM | Tài chính quốc tế

Trung Quốc đang đẩy mạnh các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) bất chấp mối lo ngại gia tăng về sự giám sát và khả năng vi phạm quyền riêng tư cá nhân ở phương Tây.

Chính phủ Trung Quốc xem đó là phương tiện hiệu quả để điều hành và quản lý tốt hơn một quốc gia có 1,4 tỉ dân, sử dụng khả năng của AI để thu thập và xử lý một lượng lớn dữ liệu để giải quyết một loạt các vấn đề xã hội, như bắt tội phạm và tạo sự công bằng hơn trong chất lượng dịch vụ y tế và giáo dục.

Hơn nữa, AI cũng được kỳ vọng sẽ tạo ra một làn sóng các công việc mới, kỹ năng cao hơn và dựa trên công nghệ.

AI: Ranh giới mong manh giữa lợi ích xã hội và quyền riêng tư - Ảnh 1.

Khách tham quan bị công nghệ nhận diện khuôn mặt theo dõi tại một buổi triển lãm ở Bắc Kinh – Trung Quốc. Ảnh: AP

Ông Xue Lan, một chuyên gia chính sách tư vấn cho Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc về quản trị AI, cho biết hiệu quả của việc sử dụng AI ở Trung Quốc cũng tùy thuộc vào yếu tố địa lý và nhân khẩu học. Cụ thể, Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với nhiều sự khác biệt về mật độ dân số giữa thành thị và nông thôn nên có rất nhiều vấn đề đặc biệt.

Ví dụ về nhận dạng khuôn mặt và giám sát công khai, ông Xue nói rằng việc tìm kiếm những tên tội phạm nhỏ nhặt như móc túi hoặc trẻ nhỏ bị tách khỏi cha mẹ trong một công viên công cộng trong một thành phố lớn có thể giống như việc tìm kim trong một đống cỏ khô nếu không có sự giúp đỡ của công nghệ camera giám sát tiên tiến.

"Nhận dạng khuôn mặt có thể xâm phạm quyền riêng tư cá nhân ở một mức độ nhất định nhưng nó cũng mang lại lợi ích tập thể, vì vậy đây là câu hỏi về cách làm thế nào để cân bằng lợi ích cá nhân và xã hội. Dù ở bất cứ nước nào thì để đảm bảo an ninh luôn có sự đánh đổi giữa bảo vệ an toàn công cộng và vi phạm quyền riêng tư" – ông Xue nhấn mạnh.

AI: Ranh giới mong manh giữa lợi ích xã hội và quyền riêng tư - Ảnh 2.

Ông Xue Lan, một chuyên gia chính sách tư vấn cho Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc về quản trị AI. Ảnh: Đại học Thanh Hoa – Trung Quốc

Theo ông Xue, thậm chí ở Mỹ khi đối mặt với những vấn đề tương tự, họ cũng ưu tiên cho hoạt động như chống khủng bố và an ninh quốc gia.

Việc cân bằng lợi ích cá nhân và xã hội cũng cần trong nhiều lĩnh vực kinh tế. Công nghệ AI có thể tạo ra nhiều việc làm mới và sự thịnh vượng cho một số người nhưng điều này phải được cân nhắc trước một thực tế là nhiều cơ hội việc làm đang bị máy móc tước đoạt. Với sức mạnh biến đổi của trí tuệ nhân tạo, các ngành công nghiệp mới sẽ được tạo ra và một số ngành cũ sẽ bị xóa sổ. Người chiến thắng sẽ nhận được miếng bánh lớn còn những mảnh vụn sẽ để cho những ai lạc hậu, có lẽ không bao giờ có thể lội ngược dòng.

Mối quan hệ thương mại và công nghệ hiện tại của Trung Quốc với Mỹ cũng làm dấy lên mối đe dọa về một Trung Quốc đang trỗi dậy trong khoa học và công nghệ, từ AI đến mạng 5G. Dù đã có rất nhiều tiêu chuẩn và nỗ lực điều chỉnh được thực hiện ở Trung Quốc nhưng nền kinh tế thứ hai thế giới vẫn cần nhiều đổi mới hơn nữa nếu muốn so với Mỹ.

Theo Xuân Mai

NLĐ

Trở lên trên