Aiya ứng dụng đặt và giao món mới, hỗ trợ 5% thuế VAT cho shipper.
Trong khi các ứng dụng công nghệ khác đồng loạt tăng giá cước, tăng mức chiết khấu phải nộp cho hãng khiến nhiều tài xế "lao đao" thì Aiya với chính sách chia sẻ khó khăn đang thu hút được sự chú ý của các shipper.
Hiện nay trên thị trường các ứng dụng công nghệ phục vụ cho các loại hình khác nhau như ứng dụng gọi xe, giao món... đang cạnh tranh vô cùng gay gắt để dành lấy thị phần tại Việt Nam. Kéo theo đó là hàng triệu người tham gia làm tài xế công nghệ để kiếm sống cũng như kiếm thêm thu nhập.
Nỗi lo tiềm tàng của các tài xế công nghệ
Tuy là công việc vất vả, nhưng các tài xế công nghệ trên thị trường vẫn chưa nhận được mức chính sách đãi ngộ tương xứng, hơn nữa còn đang đứng trước nguy cơ phải đổi nghề vì mới đây, nhiều ứng dụng thay đổi việc áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) mà không có sự hỗ trợ nào cho tài xế, điều này đồng nghĩa với việc mức chiết khấu phải nộp lại cho công ty cũng tăng cao.
Cụ thể từ ngày 05/12, nhiều hãng đồng loạt điều chỉnh tăng giá cước với khách hàng, cũng như công bố tỷ lệ chiết khấu của tài xế áp dụng từ 20% lên 27,273%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khách hàng phải chịu giá cước cao hơn và thu nhập của các tài xế công nghệ sẽ giảm đi đáng kể.
Aiya - chia sẻ 5% thuế với shipper, không thu chiết khấu quán.
Xuất hiện hiếm hoi giữa thời điểm hàng loạt các ứng dụng công nghệ trên thị trường đang đồng loạt tăng giá cước, Aiya - ứng dụng đặt và giao món trực tuyến chọn lọc đã thu hút sự chú ý của người dùng cũng như các tài xế khi thực hiện chương trình "Chia sẻ 5% thuế VAT với Shipper". Đây là một trong những hành động thực tế để hỗ trợ và chia sẻ khó khăn với shipper của Aiya.
Aiya còn là một trong những ứng dụng đi đầu trong việc thực hiện theo chính sách Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia với chương trình "Ngày hội lên app không chiết khấu". Đặc biệt hơn, Aiya còn tặng phần mềm quản lý quán ăn cho các tiểu thương, với ứng dụng nhận đơn hàng được tích hợp phần mềm quản lý dành cho chủ quán. Như vậy, các quán ăn cũng có thể quản lý quán, thậm chí phát hành voucher, theo dõi doanh thu, nhận feedback về các đơn hàng đặt tại quán mình… mà không cần phải trả chi phí nào (Xem thêm tính năng phần mềm quản lý quán tại website www.aiya.com.vn )
Với chương trình hỗ trợ bán hàng miễn phí, Aiya thực sự đang tạo cơn sốt đưa quán lên app bán hàng cho các chủ quán, nhất là trong thời điểm tết đến.
Qua đó, ứng dụng Aiya sẽ hợp tác với các tiểu thương đưa quán lên app bán hàng, giúp tiểu thương có cơ hội ứng dụng công nghệ trong kinh doanh, thích ứng với những thay đổi của thời đại mới. Bên cạnh đó, các chính sách giao hàng không tiếp xúc để đảm bảo an toàn trong mùa dịch cùng các hoạt động hướng về xã hội cũng được triển khai mạnh mẽ.
Aiya – không tăng giá cước, mà còn giảm đi 2 loại phí so với app khác
Ngay khi gia nhập thị trường ứng dụng công nghệ tại Việt Nam, Aiya đã chứng minh tiềm lực không thua kém bất kỳ đối thủ nào với nhiều ưu điểm nổi bật. Khác với các ứng dụng khác, Aiya không tăng giá cước và khách hàng khi sử chỉ phải trả 2 loại phí thay vì 4 như ứng dụng khác. Nhờ vào việc luôn luôn không thu phí đơn hàng, phí chiết khấu đơn hàng, khách hàng sẽ giảm bớt được 1/2 loại phí phải chi trả ngay cả với món không có chương trình khuyến mãi.
Aiya - ứng dụng đặt món trực tuyến mới với nhiều ưu điểm
Không chỉ vậy, đặt món tại Aiya, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như giá cả. Vì chỉ những quán ăn, địa điểm trải qua sự đánh giá nghiêm túc bởi đội ngũ chuyên gia an toàn thực phẩm của Aiya mới được giới thiệu đến khách hàng.
Với những ưu điểm nổi trội Aiya đang thu hút đông đảo khách hàng, shipper và chủ quán tham gia hợp tác. Có thể thấy thị trường đặt món sẽ thêm sôi động, Aiya sẽ trở thành một đối thủ nặng ký và nhanh chóng đuổi kịp các ông lớn trên đường đua công nghệ, mang lại lợi ích cho khách hàng và đối tác.
Ứng dụng Aiya đã có sẵn trên Google Play và Apple store để tải về gồm:
Ứng dụng "Aiya" dành cho khách hàng
"Aiya B" dành cho chủ quán (merchant)
"Aiya D" dành cho người giao hàng (shipper)