Alibaba "muối mặt" vì trang web Taobao bị bêu trong danh sách bán hàng giả của Mỹ
Trên sàn New York ngày hôm qua, cổ phiếu của Alibaba giảm 0,7% xuống 89,25 USD.
- 14-12-2016Ông chủ Facebook, Alibaba tư duy thế nào về tiền?
- 20-11-2016Bằng cách này Alibaba đang biến những khách hàng siêu giàu thành "biệt đội marketing chuyên nghiệp"
- 24-08-2016Không chỉ đánh bại Alibaba, công ty Trung Quốc kín tiếng này còn vượt Samsung, sắp trở thành công ty giá trị nhất châu Á
Một lần nữa Alibaba lại có tên trong danh sách đen về bán hàng giả của Mỹ chỉ 4 năm sau khi được rút tên ra khỏi đây.
Ngày hôm qua (theo giờ Mỹ), văn phòng đại diện thương mại Mỹ đã khôi phục lại vị trí của Taobao (một đơn vị thuộc Alibaba) trong nhóm “thị trường hàng giả”. Phía này chỉ ra rằng hành vi vi phạm cung cấp hàng giả, hàng nhái của trang thương mại điện tử Taobao đã lên đến mức cao không thể chấp nhận. Trụ sở của hãng tại Hàng Châu bày tỏ nỗi thất vọng đối với sự việc này.
Trong khi Alibaba lập luận phía này sẽ làm mọi cách có thể để chiến đấu chống lại hàng giả, công ty Internet lớn nhất châu Á này lại đang đứng cùng hàng với Pirate Bay – trang web chia sẻ dữ liệu số lớn nhất thế giới nhưng cũng nổi tiếng với vi phạm bản quyền và nhiều chợ nổi tại Brazil và Nigeria. Phán quyết của văn phòng thương mại Mỹ đã hủy hoại độ tín nhiệm của Alibaba tại Mỹ - một thị trường quan trọng, nơi mà hãng này đang nuôi dưỡng mối quan hệ với các nhà bán lẻ, thương hiệu, các công ty giải trí.
Billy Leung – chuyên gia phân tích tại chứng khoán Haitong International tại Hong Kong nhận định. “Người ta mua hàng trên Alibaba không chỉ bởi họ muốn mua một sản phẩm có chất lượng tốt, họ biết Taobao là gì”.
Trên sàn New York ngày hôm qua, cổ phiếu của Alibaba giảm 0,7% xuống 89,25 USD.
Tháng 12 năm ngoái, phía cơ quan chức năng của Mỹ đã có lời cảnh báo đối với Alibaba về việc vi phạm bản quyền ở quy mô rộng.
Trong tháng 10, Alibaba tuyên bố đã đưa ra những chính sách nghiêm ngặt chống lại vi phạm bản quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng tố giác và loại bỏ hàng giả, hàng nhái. Trong khoảng thời gian 12 tháng cho đến tháng 8, Alibaba đã giỡ bỏ 380 triệu hàng hóa đăng bán và đóng cửa khoảng 180.000 cửa hàng trên nền tảng thương mại điện tử Taobao.
Alibaba cho biết quyết định của phía Mỹ có thể bị ảnh hưởng bởi chính trị. Tổng thống mới đắc cử Donald Trump là người phản đối hiệp định thương mại Mỹ - Trung, đe dọa nâng thuế hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ. Cuối tuần trước, Donald Trump buộc tội Trung Quốc đánh cắp UUV của hải quân Mỹ trong “một hành động không thể dự đoán trước”. Hôm thứ 2, tờ báo bằng tiếng Anh của nhà nước Trung Quốc – China Daily đã cảnh báo sự thiếu kinh nghiệm ngoại giao của ông Trump có thể làm căng thẳng quan hệ giữa 2 quốc gia.
Chủ tịch Alibaba Mike Evans trong một tuyên bố cũng cho biết: “Kết quả này chỉ nói về bản thân chúng tôi. Nhưng không may, quyết định của USTR dẫn đến câu hỏi rằng liệu USTR hành động dựa trên thực tế hay bị ảnh hưởng bởi môi trường chính trị hiện tại”.
Tuy nhiên, nhà đầu tư Alibaba vẫn ngừng nghi ngờ về khả năng mở rộng ra thị trường Mỹ của hãng kể từ khi phát hành IPO năm 2014. Ông chủ Jack Ma – người đàn ông giàu có nhất Trung Quốc – đang tìm cách đưa hơn một nửa doanh thu đến từ nước ngoài, và chiến thắng lòng tin của các thương hiệu nước ngoài sẽ là chìa khóa để mở rộng thị trường.
Doanh thu của trang Taobao đến từ quảng cáo. Một bên bán hàng thứ 3 sẽ đưa thông tin sản phẩm của mình lên đây để bán hàng. Vì những sản phẩm này không thuộc vào quyền sở hữu của Alibaba, công tác thẩm định độc lập có thể sẽ khó khăn.
Hồi tháng 4, công ty này cũng nằm trong danh sách điều tra của Ủy ban chứng khoán Trung Quốc về các vi phạm kế toán.