Alibaba thu 75 tỷ USD trong lễ hội mua sắm trực tuyến 11/11
Alibaba đạt doanh thu 75 tỷ USD trong lễ hội mua sắm trực tuyến thường niên lớn nhất thế giới Ngày độc thân 11/11...
- 11-11-2020Bất chấp những con số kỷ lục từ ngày lễ độc thân, Alibaba dẫn đầu cú bán tháo cổ phiếu Internet Trung Quốc
- 11-11-2020583.000 đơn hàng/giây, ngày lễ Độc thân đầu tiên thời hậu Covid-19 mang về cho Alibaba 56 tỷ USD doanh thu
- 04-11-2020Nóng: Sau khi Jack Ma bị nhà chức trách triệu tập, thương vụ IPO chục tỷ USD của Ant bị đình chỉ, vốn hoá Alibaba ngay lập tức 'bốc hơi' gần 70 tỷ USD
Kết quả ấn tượng này đạt được trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh sau cú sụt do đại dịch Covid-19 gây ra, và vào đúng thời điểm Alibaba và các công ty công nghệ lớn khác của nước này bị cơ quan chức năng siết chặt kiểm soát.
Theo tin từ Bloomberg, doanh thu trên các nền tảng thương mại điện tử của Alibaba trong lễ hội mua sắm này đạt 498,2 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 75 tỷ USD, gần gấp đôi con số 38 tỷ USD cùng kỳ 2019. Tuy nhiên, điểm khác biệt của năm nay là lễ hội mua sắm đã rục rịch bắt đầu từ nhiều ngày trước ngày 11/11 và có hàng loạt dịch vụ mới được bổ sung.
Doanh thu của Alibaba trong Ngày độc thân hàng năm luôn được xem là một thước đo về khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc, cũng như một "hàn thử biểu" về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Năm nay, những con số về lễ hội mua sắm này bị phủ bóng bởi mối lo rằng Bắc Kinh đang triển khai những biện pháp mạnh để kiềm chế ảnh hưởng ngày càng lớn của Alibaba và các công ty công nghệ lớn khác của Trung Quốc.
Trong phiên giao dịch ngày 11/11, giá cổ phiếu Alibaba - doanh nghiệp Internet lớn nhất Trung Quốc - giảm 9,8% tại thị trường Hồng Kông. Tuần này, vốn hóa Alibaba đã giảm 115% sau khi Bắc Kinh công bố loạt dự thảo quy định mới về chống độc quyền trong lĩnh vực Internet.
Là một sáng kiến của tỷ phú Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, lễ hội mua sắm 11/11 ra đời vào năm 2009. Sau hơn 1 thập kỷ phát triển, lễ hội này đã trở thành một cuộc săn hàng giảm giá khổng lồ trên các nền tảng bán hàng trực tuyến của Alibaba như Tmall và Taobao. Năm nay, người Trung Quốc thậm chí còn mua sắm bạo tay hơn trong Ngày độc thân, vì suốt từ đầu năm tới nay họ phải hạn chế các hoạt động đi lại, ăn uống nhà hàng, du lịch… do bệnh dịch.
Các thương hiệu nước ngoài từ lâu đã phụ thuộc vào Alibaba để tiếp cận với tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc. Điều này đặc biệt đúng trong năm nay, khi hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều sụt giảm vì dịch bệnh.
Trong 111 phút giảm giá đầu tiên vào hôm 1/11, Nike và Apple nằm trong số 100 thương hiệu đạt doanh thu 100 triệu Nhân dân tệ (15 triệu USD) trên các nền tảng của Alibaba. Cửa hiệu trung tâm của hãng mỹ phẩm Estee Lauder trên Tmall là cửa hiệu đầu tiên cán mốc doanh thu 1 tỷ Nhân dân tệ trong lễ hội mua sắm này. Các chuỗi khách sạn quốc tế như Marriott và Accor cũng lần lượt đạt doanh thu 1 tỷ Nhân dân tệ.
Doanh thu bán lẻ ở Trung Quốc tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 9 và được dự báo tăng 5% trong tháng 10. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ ở nước này giảm 7% so với cùng kỳ 2019.
Theo ước tính của chuyên gia kinh tế Xing Zhaopeng thuộc ngân hàng ANZ, tiêu dùng đóng góp chưa đầy 0,5 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng 4,9% mà nền kinh tế Trung Quốc đạt được trong quý 3. Cũng theo ông Xing, niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc có thể phải đến năm 2021 mới phục hồi hoàn toàn.
VnEconomy