MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ấm ức vì suốt 10 năm bị ép làm mọi việc, đến khi nhận được 1 phần thưởng, chú tiểu mới nhận ra chân tướng sự việc

24-06-2020 - 23:02 PM | Sống

Trong khi những người khác khá nhàn rỗi, tiểu hòa thượng thấy mình bận bịu suốt ngày, luôn tay luôn chân từ sáng đến tối. Điều đó kéo dài suốt 10 năm khiến chú vô cùng ấm ức.

Bạn luôn băn khoăn không biết vì sao những người xung quanh mình luôn gặp nhiều may mắn và thuận lợi, còn con đường bản thân đang đi lại có quá nhiều gập gềnh trắc trở?

Trở ngại lớn nhất trên con đường mỗi người lựa chọn không phải là những chướng ngại vật, vấn đề then chốt quyết định thành công hay thất bại chính là ý chí cuả con người. 

Chỉ cần ngọn lửa nhiệt huyết không bị dập tắt thì đường đi có khúc khuỷu trập trùng cũng không đáng ngại, tương lai tươi sáng phía trước vẫn đang chờ đón chúng ta.

Câu chuyện của chú tiểu

Trong một ngôi chùa nhỏ nọ có một tiểu hòa thượng, mỗi buổi sáng sớm sau khi đã gánh xong nước, quét sạch sân vườn, làm xong bài tập buổi sáng, chú phải đi đến thị trấn sau chùa để mua đồ cần dùng cho một ngày.

Sau khi trở về, tiểu hòa thượng phải làm thêm vài công việc vặt, buổi tối còn phải tụng kinh đến rất khuya.

Có một hôm, nhân lúc có thời gian rảnh rỗi, tiểu hòa thượng liền nói chuyện với các tiểu hòa thượng khác và phát hiện ra họ đều rất nhàn rỗi, chỉ có bản thân mình là bận đến chóng mặt.

Tiểu hòa thượng còn phát hiện thêm rằng, tuy các tiểu hòa thượng khác đôi lúc cũng bị sai xuống núi mua đồ nhưng đều là xuống thị trấn phía trước chùa, đường đi vừa gần lại vừa bằng phẳng, đồ cần mua cũng không nhiều nên rất nhẹ nhàng.

Vậy mà gần mười năm nay, sư thầy luôn yêu cầu chú phải mua đồ ở thị trấn sau chùa, phải băng qua hai ngọn núi, đường gập gềnh khó đi, đồ cần mua lại là những thứ rất nặng nhọc phải mang vác trên vai.

 Ấm ức vì suốt 10 năm bị ép làm mọi việc, đến khi nhận được 1 phần thưởng, chú tiểu mới nhận ra chân tướng sự việc - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Thế là tiểu hòa thượng mang thắc mắc cùng tâm trạng ấm ức của mình đến gặp sư thầy và hỏi: "Tại sao những người khác lại được tự do tự tại hơn con chứ, không ai ép buộc họ phải làm việc hay đọc kinh, mà con lại phải thường xuyên làm những vệc đó?"

Sư thầy chỉ niệm câu A di đà Phật, mỉm cười và không nói gì.

Buổi trưa ngày hôm sau, trong lúc đang gánh bao gạo từ sau núi trở về, tiểu hòa thượng phát hiện sư thầy đang đứng ở cổng sau của chùa đợi mình.

Ông dẫn chú tiểu đến cổng phía trước chùa, ngồi ở đó nhắm mắt im lặng không nói câu nào, tiểu hòa thượng không hiểu chuyện gì chỉ đứng nghiêm nghị một bên nhìn.

Mặt trời đã ngả về hướng tây, con đường núi trước mặt xuất hiện bóng dáng của mấy vị tiểu hòa thượng, lúc họ nhìn thấy sư thầy, tât cả đều giật đứng ngây ra đó.

Sư thầy mở mắt ra và hỏi: " Ta bảo các con đi mua muối từ sớm, đường lại gần và dễ đi, tại sao các con muộn như vậy mới trở về?"

"Thưa thầy, chúng con vừa đi vừa nói chuyện tán gẫu, nhìn ngắm phong cảnh nên muộn thế này mới trở về. Lâu nay chúng con đều như vậy ạ!" - các tiểu hòa thượng bối rối đáp.

Sư thầy liền hỏi tiểu hòa thượng đang đứng bên cạnh mình: "Thị trấn sau chùa xa như vậy, phải băng núi vượt đèo, đường gập gềnh khó đi, mà con lại mang nặng trên vai, làm cách nào có thể trở về chùa sớm như vậy?"

"Mỗi ngày trên đường con chỉ nghĩ là phải đi nhanh về nhanh, bởi vì mang theo đồ nặng trên vai nên con càng phải đi đứng thận trọng, cho nên có thể bước thật nhanh và chắc.

Mười năm rồi, trong con hình thành một thới quen đó là trong lòng chỉ nghĩ đến mục tiêu cần hoàn thành không tơ tưởng những thứ khác xung quanh!" - tiểu hòa thượng nhanh nhảu đáp.

 Ấm ức vì suốt 10 năm bị ép làm mọi việc, đến khi nhận được 1 phần thưởng, chú tiểu mới nhận ra chân tướng sự việc - Ảnh 2.

Sư thầy nghe xong cười lớn nói: "Đường đi quá bằng phẳng sẽ khiến con người ta sẽ quên mất mục tiêu của mình là gì, chỉ có con đường gập gềnh trắc trở mới tôi luyện nên ý chí kiên cường!"

Vài tháng sau, trong chùa đột nhiên tổ chức một cuộc kiểm tra sát hạch chúng tăng, toàn diện về mọi mặt từ thể lực cho đến nghị lực, từ kinh thư cho đến sự giác ngộ.

Bởi vì có sự rèn luyện trong mười năm qua, tiểu hòa thượng đã bộc lộ được tài năng và phẩm chất vượt trội của mình, được lựa chọn đi hoàn thành sứ mệnh đặc thù cao cả.

Đến lúc này, tiểu hòa thượng mới hiểu hết dụng ý của sư thầy, thầm biết ơn và kiên nghị bước ra khỏi cổng chùa dưới sự chúc mừng và thán phục của chúng tăng.

Vị tiểu hòa thượng này về sau chính là pháp sư nổi tiếng Huyền Trang.

Trên con đường đi Tây Thiên thỉnh kinh vô vàn khó khăn, hiểm nguy trùng trùng, trong ông luôn bùng cháy ý chí kiên cường không chịu ngừng bước.

Theo Khánh An

Trí thức trẻ

Trở lên trên