Ăn 4 thực phẩm khi bụng đói vào buổi sáng giúp làm sạch ruột, tiêu hóa tốt, ngăn ngừa ung thư
Thực phẩm bạn ăn đầu tiên sau khi thức dậy buổi sáng rất quan trọng với sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
- 07-12-2024Ngoài muối, còn 4 thực phẩm ăn nhiều đến đâu huyết áp “tăng vèo vèo” đến đấy nhưng ít ai ngờ tới
- 06-12-20244 thực phẩm đầu độc gan "mạnh như rượu" nhưng lại là món khoái khẩu nhiều người ăn mỗi ngày
- 29-11-2024Cảnh báo: 4 thực phẩm để trong tủ lạnh càng lâu, mầm mống ung thư càng sinh sôi mạnh
Cô Phương (Bắc Kinh, Trung Quốc) năm nay 33 tuổi, là một giáo viên trung học phổ thông. Mấy tháng gần đây, cô thường xuyên phải đi đại tiện 2 - 3 lần một ngày và đau bụng âm ỉ mỗi sáng. Lúc đầu, cô cho rằng mình bị rối loạn tiêu hóa nên không quá để tâm. Sau đó, vì quá bận rộn mà cô mãi mới chịu tới bệnh viện thăm khám. Không ngờ, kết quả chẩn đoán lại là mắc ung thư đại trực tràng. Cô Phương hối hận cũng đã muộn.
Bác sĩ tiêu hóa Xu Zhijie tại Bệnh viện số 3 Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết, những thay đổi khi đại tiện, bao gồm cả số lần và đặc điểm phân là một trong những dấu hiệu đặc thù của ung thư đại trực tràng. Ngoài ra còn các triệu chứng khác như đau bụng, mệt mỏi, sụt cân…
Để phòng ngừa ung thư đại trực tràng, kiểm soát chế độ ăn uống rất quan trọng. Đặc biệt là bữa ăn đầu tiên trong ngày: bữa sáng. Vì vậy, ông đưa ra 4 thực phẩm nên ăn vào buổi sáng khi bụng đói nếu muốn làm sạch ruột, tăng cường sức khỏe tiêu hóa và ngừa ung thư đại trực tràng như:
1. Yến mạch
Yến mạch đặc biệt giàu chất xơ, khoảng 100g bột yến mạch chứa 5,3g chất xơ. Chất xơ có thể thúc đẩy nhu động ruột và đẩy nhanh nhu động ruột. Do đó, ăn đúng cách yến mạch có thể ngăn ngừa nguy cơ táo bón, ung thư đại trực tràng.
Tuy nhiên, bác sĩ Xu lưu ý rằng yến mạch là loại ngũ cốc thô, cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và hấp thụ trong ruột. Do đó bạn không nên ăn quá nhiều một lúc, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh đường tiêu hóa.
2. Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, bao gồm chất xơ, tinh bột, vitamin A, carotene, selen, sắt, kali, đồng... Những chất này có thể đóng vai trò rất tốt trong việc cải thiện chứng táo bón.
Nhưng vì nó chứa nhiều tinh bột, nên bạn cần giảm lượng thức ăn chứa tinh bột khi ăn, đặc biệt là cho bệnh nhân tiểu đường nên ăn ít để không làm tăng lượng đường trong máu.
3. Củ sen
Củ sen có rất nhiều chất xơ (1,2g chất xơ trong 100g củ sen) và protein. Hai chất này có thể được kết hợp với cholate, cholesterol và triglyceride trong cơ thể để giảm hấp thu lipid. Nhưng lưu ý rằng hàm lượng tinh bột trong củ sen tương đối cao, vì vậy bạn cũng không nên ăn quá nhiều tinh bột và khi ăn nó vào bữa sáng hãy ăn chậm, nhai kỹ hơn bình thường.
4. Ngô
Hàm lượng chất xơ trong ngô cũng rất phong phú, 2,9g chất xơ trong 100g ngô. Không chỉ vậy, hàm lượng magie của ngô cũng rất cao, yếu tố này cũng có thể tăng tốc độ nhu động của thành ruột và thúc đẩy sự bài tiết chất thải của cơ thể, vì vậy để ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.
Tuy nhiên, bác sĩ Xu lưu ý rằng ngô dễ bị mốc, vì vậy bạn chỉ nên mua đủ dùng. Sau khi ngô bị nấm mốc, hãy vứt bỏ ngay lập tức, vì thực phẩm bị mốc có thể tạo ra chất gây ung thư-aflatoxin làm tăng nguy cơ ung thư gan và các bệnh khác sau khi tiêu thụ.
Nguồn và ảnh: The Paper, Sohu
Đời sống & pháp luật