Ăn MUỐI không đúng cách cũng gây nên bệnh tiểu đường: Gặp triệu chứng này cần kiểm khẩn cấp!
Muốn tránh xa bệnh tiểu đường, bạn không chỉ phải kiểm soát lượng đường mà còn phải kiểm soát lượng muối ăn tiếp nạp vào cơ thể mỗi ngày.
- 28-11-20216 bài tập giúp ổn định đường huyết, giảm cân cực hiệu quả người bị tiểu đường không nên bỏ qua: Đặc biệt lưu ý 5 điều này khi tập luyện để phòng ngừa biến chứng không mong muốn
- 27-11-2021Con 5 tuổi mắc bệnh tiểu đường, mẹ hoảng hồn vì thói quen “nhồi” cho con ăn mỗi ngày: Cách phòng ngừa khẩn cấp!
- 27-11-20214 loại nước giúp hạ đường huyết cực nhanh, người bị tiểu đường nên uống để kiểm soát đường trong máu hiệu quả
Trần Tình, 29 tuổi, được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện trong tình trạng tiều tụy. Nghe nói trước khi đến đây, cô ấy đã uống rất nhiều rượu, sau đó cảm thấy khô miệng, đau bụng, chóng mặt và nôn mửa hơn mười lần trong giờ làm việc.
Vốn nghĩ do uống rượu nhiều làm hại dạ dày, Trần Tình không ngờ kết quả bác sĩ chẩn đoán ra lại là bệnh tiểu đường loại 1.
Hơn nữa, cô ấy còn bị biến chứng sang viêm tụy, viêm cơ tim và rối loạn chức năng đa cơ quan.
Theo những lời Trần Tình kể lại, trước giờ cô chưa hề có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, người nhà lại càng không.
Nhưng vài ngày trước, cô đột nhiên cảm thấy chán ăn, không muốn ăn thứ gì. Vì vậy Trần Tình đã uống rất nhiều trà sữa để bù đắp năng lượng.
Hôm qua, vì phòng cô tổ chức đi ăn chiều cùng nhau, sau đó mới tăng ca tiếp, nên Trần Tình đã vui vẻ uống thêm mấy ly rượu. Cứ nghĩ cũng như mọi khi, cơ thể có thể chống chọi được đến lúc tan làm thì về ngủ. Không ngờ bản thân lại tự hại mình đi vào ngõ cụt.
Bệnh tiểu đường, có thực sự do ăn quá nhiều "đường"?
Nhắc đến bệnh tiểu đường, nhiều người không biết đều cho rằng do tiếp nạp vào cơ thể quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt và những chất chứa nhiều đường mới bị.
Nhưng thực ra không phải như vậy, dù là người ăn ít đường đi nữa, cũng chưa chắc có thể ngăn ngừa được bệnh tiểu đường.
Cụ thể, lượng đường trong nước tiểu của bệnh nhân đái tháo đường không phải do tiêu thụ quá nhiều đường mà là do cơ thể có vấn đề với insulin, nên không thể "chứa đường" thêm được nữa.
Có thể thấy, bệnh tiểu đường không chỉ đơn giản là do ăn quá nhiều đường, nên muốn phòng bệnh, bạn chỉ kiêng đường thôi vẫn chưa đủ, mà cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân, tốt nhất là nên đến bệnh viện kiểm tra để có được kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Trên thực tế, có một điều mà ít người biết đến, đó là ăn quá nhiều muối cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường!
Xu Naijia, bác sĩ phụ trách khoa nội tiết tại Bệnh viện Y học cổ truyền Vũ Hán Trung Quốc đã giải thích điều này như sau:
"Lý do tại sao ăn mặn có thể gây ra bệnh tiểu đường? Vì do ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nồng độ ghrelin trong cơ thể. Chất này không chỉ ức chế bài tiết insulin, mà còn khiến cơ thể sản xuất kháng insulin.
Ngoài ra, nó còn thúc đẩy cảm giác thèm ăn và khiến dạ dày chúng ta khó chịu nếu không chịu ăn uống cẩn thận. Lâu ngày, người bệnh dễ tăng cân, béo phì và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, chế độ ăn nhiều muối cũng sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Nếu không chữa trị kịp thời, nó cũng sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương các mạch máu, khiến bệnh tiểu đường biến chứng nhanh hơn."
Vì vậy, muốn tránh xa bệnh tiểu đường, bạn không chỉ phải kiểm soát lượng đường mà còn phải kiểm soát lượng muối tiếp nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, một người trưởng thành khỏe mạnh nên kiểm soát lượng muối hằng ngày trong vòng 6 gam.
Đối với những người lớn trên 65 tuổi hoặc có tiền sử bị cao huyết áp thì nên cố gắng kiểm soát lượng muối trong vòng 5 gam trở xuống.
Bệnh tiểu đường có cách để hồi phục không?
Biết rằng bệnh tiểu đường là căn bệnh sẽ theo chúng ta suốt đời, không thể chữa khỏi. Nhưng theo tạp chí "The Lancet", một tuần san y khoa lâu đời và được đánh giá cao trên thế giới, thì bệnh tiểu đường loại 2 có thể dần hồi phục nếu biết chăm sóc sức khỏe đúng cách.
Để chứng minh cho nhận định này, họ đã nhận 298 đối tượng mắc bệnh tiểu đường loại 2 (giai đoạn dưới 6 tuổi và 20 – 65 tuổi) rồi chia làm 2 nhóm.
Một nhóm thì chăm sóc theo cách thông thường, nhóm còn lại có sự can thiệp trong chế độ ăn uống. Mỗi ngày chỉ ăn tầm 825 – 853 kcal thức ăn, kéo dài chế độ ăn này trong vòng 5 tháng.
Cuối quá trình nghiên cứu, họ phát hiện ra: Có đến hơn 20% đối tượng trong nhóm được can thiệp chế độ ăn uống, giảm cân và cân bằng cân nặng, đã có tình trạng thuyên giảm bệnh hơn rất nhiều.
Có người giảm được 15 kg và tỷ lệ thuyên giảm đạt 86%, nhờ đó những người này có chất lượng cuộc sống tốt hơn lúc trước.
Vậy tại sao cân nặng có thể kiểm soát được căn bệnh tiểu đường type 2?
Theo Giáo sư Xu Gugen, Giám đốc khoa Nội tiết bệnh viện Nhân dân số 2 Quảng Đông cho biết:
"Vì bệnh tiểu đường loại 2 là do các vấn đề chuyển đổi tế bào gây ra, một số chúng được biến đổi thành các tế bào α đường huyết, chứ không phải là quá trình apoptosis của tế bào đảo tụy. Do đó, miễn là chức năng tế bào β tuyến tụy của bệnh nhân vẫn tồn tại, nó có thể được phục hồi thông qua điều trị chuyển hóa, bao gồm theo dõi đường huyết, chế độ dinh dưỡng chính xác, tập thể dục và tư vấn tâm lý."
Tuy nhiên, có một điều mà ai cũng phải hiểu đúng, hồi phục không có nghĩa là chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ biến việc uống thuốc suốt đời thành tự quản lý sức khỏe suốt đời.
Thế nên, hãy cố gắng quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống hằng ngày của bạn: Chế độ ăn uống nên được kiểm soát hợp lí, siêng năng tập thể dục cũng như khám sức khỏe định kì để có cơ hội chữa trị sớm!
(toutiao)
Doanh nghiệp và tiếp thị
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều
- 4 loại thực phẩm tiểu đường rất 'thích', ai luôn để sẵn trong bếp thì hãy dè chừng
- Cô gái trẻ nhập viện vì biến chứng tiểu đường: Nguy cơ đến từ một món ăn không có vị ngọt
- Nghiên cứu Havard: "Quá liều" món ăn giàu sắt này, dễ tiểu đường
- 1 loại quả phơi khô là "thuốc trường thọ" giúp hạ đường huyết, dưỡng gan và ruột hiệu quả nhưng ít người biết đến