Ăn óc heo có bổ dưỡng? Chuyên gia tiết lộ sự thật bất ngờ, chỉ cách ăn của người khôn
Bản thân óc và tuỷ của heo là protein nhưng ở dạng mềm dễ tiêu hoá. Tuy nhiên hàm lượng cholesterol rất cao, chuyên gia lưu ý.
- 10-01-20225 loại thực phẩm là "kẻ thù không đội trời chung" của bệnh tiểu đường: Bếp nhà ai cũng có, ăn hàng ngày để đường huyết cao không còn là nỗi lo
- 09-01-20225 loại thực phẩm nếu "quên" chần trước khi nấu thì chẳng khác nào nuốt chất độc vào người
- 08-01-2022Loại thực phẩm quen thuộc nhưng chế biến sai cách lại hại gan gấp 10 lần uống rượu, hút thuốc: Bác sĩ cảnh báo không muốn gan “nát như bùn” thì ăn càng ít càng tốt
Từ trước đến nay chúng ta vẫn nghe câu "Ăn gì bổ nấy", ám chỉ ăn óc động vật sẽ bổ óc, ăn mắt động vật thì bổ mắt... Do đó, nhiều người nghĩ ăn óc heo sẽ giúp trẻ thông minh, giúp người lớn, người già minh mẫn, đỡ đau đầu.
Nhưng PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay quan niệm ăn gì bổ nấy là rất sai lầm. Vì mọi thực phẩm khi vào cơ thể, protein sẽ được chia cắt để tạo thành các axit amin để xây dựng cơ thể. Không có chuyện ăn óc heo sẽ bổ cho óc, giúp thông minh, tăng cường trí nhớ.
Bản thân óc heo và tủy heo là protein nhưng ở dạng mềm dễ tiêu hoá. Trong 100g óc heo có 9g chất đạm; 9,5g chất béo; 7mg canxi; 311 mg phốt pho; 1,6mg sắt; 0,14 mg vitamin B; 0,2 mg vitamin B2; 2,8 mg vitamin PP. Còn trong 100g tủy lợn chỉ có 2,3 đạm, 82,3g chất béo, còn vitamin và khoáng chất khác thì không đáng kể.
Nên ăn óc heo có chừng mực, không nên ăn nhiều - Ảnh minh hoạ.
PGS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo: "Trong óc có lượng cholesterol cao gấp 7 lần nhu cầu hàng ngày. Trong 100g óc lợn có tới 2.195 mg cholesterol, trong khi đó nhu cầu cholesterol hàng ngày chỉ cần dưới 300mg.
Do vậy, nếu ăn quá nhiều còn gây hại. Ăn thường xuyên sẽ làm xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng acid uric, tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Trẻ nhỏ nếu ăn óc nhiều gây thừa cholesterol gây ra gan nhiễm mỡ, bệnh về tim mạch, thừa cân béo phì…"
Đối tượng không nên ăn óc là nhóm trẻ thừa cân béo phì, người bị rối loạn mỡ máu, người có vấn đề về tim mạch…
Theo chuyên gia công nghệ thực phẩm, lượng chất đạm có trong tuỷ, óc còn thấp hơn rất nhiều so với thịt. Vì vậy, các ăn tốt nhất là phải ăn có chừng mực, ăn đa dạng, cân đối 4 nhóm thực phẩm (đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất).
Chuyên gia cũng lưu ý không có chuyện ăn óc làm trẻ thông minh hơn. Một đứa trẻ thông minh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, phương pháp nuôi dưỡng, dạy dỗ, nỗ lực của bản thân đứa trẻ đó.
Quan niệm ăn óc để tăng cường trí nhớ, chữa bệnh đau đầu cũng là một quan niệm sai lầm nghiêm trọng. Do óc chứa nhiều cholesterol nên ăn nhiều sẽ bị cholesterol trong máu cao, dẫn đến xơ vữa động mạch, là nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp và có thể dẫn tới đau đầu hơn.
Ths.BS Doãn Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện 198, các bộ phận nội tạng động vật như tim, gan, lòng, óc, bầu dục… xét về giá trị dinh dưỡng thì nó đều có những giá trị riêng đối với cơ thể.
Trong phủ tạng cũng có nhiều muối vô cơ, vitamin. Ví dụ, gan là tạng có nhiều sắt và vi chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, dù có nhiều chất nhưng bất cứ loại thực phẩm nào nếu ăn quá nhiều cũng không hề tốt cho sức khỏe.
"Vấn đề đáng lo ngại nhất của nội tạng là cholesterol cao, nhiều chất đạm. Với những người bị rối loại chuyển hóa, có cholesterol cao, bị gút, béo phì… không nên ăn nội tạng động vật", bác sĩ Tường Vi nói.
Để đảm bảo sức khỏe, chuyên gia khuyến cáo người khỏe mạnh chỉ nên sử dụng các loại nội tạng 1 lần/tuần với lượng vừa phải, mua phủ tạng có nguồn gốc rõ ràng và nấu chín trước ăn.
Doanh nghiệp và tiếp thị