MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ăn theo Donald Trump, thực phẩm Hồi giáo gây sốt ở Mỹ

16-09-2016 - 09:20 AM | Tài chính quốc tế

Đồ ăn Halal vốn chỉ dành cho những người Hồi giáo, nhưng trong vài năm gần đây, loại đồ ăn này ngày càng phổ biến tại Mỹ với tốc độ tăng trưởng doanh thu tại cửa hàng tạp hoá là 15% và kênh siêu thị, nhà hàng là 30%.

Ngành thực phẩm ở Mỹ có một phong trào ăn theo các sự kiện chính trị, ví dụ như hãng Sauerkraut được đổi ngay tên thành “bắp cải tự do” khi Mỹ lâm vào cuộc chiến tranh với Đức.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này cũng không phải ngoại lệ. Trong khi chính sách của ông Trump là không chào đón người Hồi giáo đến Mỹ, doanh thu Halal Food lại tăng mạnh và đặc biệt không chỉ ở những khu vực người Hồi giáo. Những nhóm thanh niên Mỹ ưa thích khám phá những điều mới lạ cũng đang săn tìm loại đồ ăn này.

Halal Food là loại đồ ăn được chế biến theo đúng quy chuẩn của Luật Hồi giáo, ví dụ tất cả các loại động vật đều phải được giết mổ theo nghi thức Hồi giáo. Đối với người Hồi giáo, việc sử dụng sản phẩm có dấu Halal trên bao bì sản phẩm là bắt buộc. Hiện nay tại các quốc gia đều có tổ chức chứng nhận Halal độc lập, trong đó có cả Việt Nam.

Năm 1998, khi Shahed Amanullah mở ra trang web giúp người Mỹ mua đồ ăn Halal, cả đất nước chỉ có 200 nơi bán. Ngày nay, con số này đã lên tới 7.600 địa điểm. Những xe bán đồ Halal lưu động tràn ngập trên phố, ngay cả ở những khu dân cư không thích người Hồi giáo. “Thức ăn là một công cụ tốt để truyền bá văn hóa”. Amanullah chia sẻ.


Tăng trưởng doanh thu đồ ăn Halal trong 3 năm gần đây.

Tăng trưởng doanh thu đồ ăn Halal trong 3 năm gần đây.

So với các hãng khác, thị phần của Halal food là khá khiêm tốn nhưng phát triển nhanh hơn cả. Nielsen ước tính doanh thu của Halal food tại các cửa hàng tiện lợi và tạp hoá hoặc các mô hình bán hàng khác có quy mô tương tự trong 12 tháng tính đến tháng 8 đạt khoảng 1,9 tỷ USD – tăng 15% so với năm 2012.

Tại phân khúc nhà hàng cho đến siêu thị, theo Uỷ ban dinh dưỡng và thực phẩm Hồi giáo tại Mỹ, dự kiến trong năm nay doanh thu của Halal food đạt 20 tỷ USD - tăng 30% so với năm 2010.

Whole Foods Market - chuỗi siêu thị thực phẩm danh tiếng của Mỹ xếp thực phẩm của Halal food vào nhóm tăng trưởng mạnh nhất với tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm 2 con số trong 5 năm trở lại đây. Từ năm 2011, Whole Foods Market đã cho chạy chương trình Ramadan (nghi lễ nhịn ăn sáng trong một tháng). Khi đó, hãng này bị chỉ trích không công bằng đối với ngày lễ của các tôn giáo khác. Tuy nhiên phía Whole Foods Market không hề tỏ ra nản chí và tự hào vì là người tạo ra xu hướng và được đông đảo người dân quan tâm.

Mặc dù Halal food tập trung vào thị trường ngách, khi nhìn vào cấu trúc dân số của Mỹ sẽ thấy hãng này có rất ít rủi ro. Năm ngoái, số người dân Mỹ theo đạo Hồi giáo là 3,3 triệu người và dự kiến sẽ tăng lên 8,1 triệu năm 2050. Nhóm người theo đạo Hồi sẽ vượt Do Thái để trở thành nhóm tôn giáo không theo đạo Cơ-đốc lớn nhất tại Mỹ.

Hơn nữa, Adnan Durrani - CEO American Halal ước tính, khoảng 80% khách hàng mua thương hiệu Safron Road của công ty không thi hành luật Hồi giáo. Họ chỉ đơn thuần là những người yêu thích đồ ăn theo kiểu đạo Hồi. Tại các siêu thị của Whole Food Stores, Saffron Road luôn là mặt hàng được bán chạy có dấu sao.

Tuy nhiên, thị trường đồ halal vẫn chưa đủ lớn để đạt tới điểm mà một vài cái tên lớn trong ngành đồ ăn sẵn có thể phân phối rộng khắp. Nestle Mỹ - công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới với 151 nhà máy sản xuất trên toàn cầu từ Malaysia đến Pakistan - phân phối đồ Halal food trên khắp thế giới. Nhưng ở Mỹ, Nestle chỉ cung cấp quan hệ thống cửa hàng chăm sóc sức khoẻ phục vụ chính cho các bệnh viện. Wal-Mart cũng chỉ bán đồ Halal food tại 400 trong số 4600 cửa hàng.

Amanullah nhớ lại kỷ niệm thời còn bé khi anh phải rất khó khăn mới tìm được một nơi bán đồ ăn Halal. Nhưng nay việc đó đã dễ dàng hơn nhiều. Người dân Mỹ không theo đạo Hồi cũng có thể tìm thấy đồ ăn Halal tại các siêu thị, cửa hàng tạp hoá và tại các xe bán đồ ăn Halal Guys tại nhiều khu phố ở New York City. Dự kiến trong vài năm tới, xe bán đồ ăn lưu động Halal Guys sẽ phát triển lên 300 địa điểm bán hàng trên toàn nước Mỹ.

Anh Sa

Bloomberg

Trở lên trên