“Ăn” theo thông tin quy hoạch, giá đất vùng ven trong 2 năm đã tăng mạnh
Sau khi có thông tin quy hoạch, các dự án nằm cách khu vực trung tâm 10km ghi nhận tốc độ tăng giá từ 10 - 15%, các dự án nằm cách khu vực trung tâm 20 km ghi nhận tốc độ tăng giá 38%, các dự án nằm cách khu vực trung tâm 30 km ghi nhận tốc độ tăng giá từ 35%, các dự án nằm cách khu vực trung tâm 20 km ghi nhận tốc độ tăng giá từ 28%.
- 04-04-2022Ecopark đề xuất khu du lịch đô thị hơn 600ha tại Hà Tĩnh
- 04-04-2022Loạt ‘siêu dự án’ mở đường có kinh phí khủng nhất từ trước đến nay ở Bình Dương
- 04-04-2022Hải Dương sắp có khu công nghiệp gần 200ha giáp cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Đây là thông tin ông Vũ Cương Quyết, Chuyên gia Bất động sản, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc đưa ra. Ông cho rằng, bất động sản xa trung tâm TP. Hà Nội 2 năm vừa qua tăng mạnh, tỷ lệ tăng tốt hơn trung tâm Hà Nội. Đây là một hiện tượng rất “thú vị” trên thị trường bất động sản.
Còn TS Phạm Anh Khôi, Kinh tế trưởng kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường Dat Xanh Services cho hay, đầu năm 2022, giá đất vùng ven có xu hướng tiệm cận giá đất khu vực trung tâm sau khi các thông tin quy hoạch được công bố.
Giá đất nền nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội tăng 10-20% so với đầu năm 2021. Giá đất huyện Đông Anh ở các xã Xuân Canh, Uy Nỗ, Đông Hội, Vĩnh Ngọc thiết lập mặt bằng giá từ 40-150 triệu đồng/m2.
Giá căn hộ và nhà liền thổ các tỉnh ven Hà Nội có xu hướng tăng nhẹ, từ 2-5% so với quý trước. Tỉ lệ hấp thụ lũy kế bình quân thị trường nằm trong mức khả quan trên 70%, với đa số dự án đang giao dịch đã được mở bán từ các năm trước. Giá đất nền tăng 10-20% so với quý I/2021, có nơi mặt đường lớn vị trí đẹp tăng 30-40%. Giá đất nền ở tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang cũng tăng so với cùng kỳ năm 2021 khoảng 20-30%.
Ông Vũ Cương Quyết - Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc.
Theo ông Quyết, bất động sản vùng ven khu công nghiệp có tốc độ tăng giá nhanh nguyên nhân do nguồn vốn FDI đổ vào bất động sản công nghiệp ở khu vực này rất mạnh mẽ. Đặc biệt, trong 2 năm qua, làn sóng đầu tư FDI vào các thành phố phía Bắc tăng mạnh. Việc này đến từ chiến tranh thương mại, Covid-19 và chủ trương thu hút vốn có hiệu quả nhờ nhiều ưu đãi mà Chính phủ đề ra.
“Khi FDI phát triển, khu công nghiệp, số lượng dân cư đổ về các khu công nghiệp tại vùng ven rất lớn. Như Samsung hoặc Foxcom cần số lượng nhân công làm việc vô cùng lớn sẽ thu hút lực lượng lao động từ khắp nơi đổ về. Song song đó sẽ phát triển về nhu cầu ở, nhu cầu thương mại, nhu cầu đầu tư bất động sản,… Bên cạnh đó, thời gian qua, miền Bắc có sự kết nối hạ tầng vô cùng tốt, đường cao tốc liên tục phát triển. Những yếu tố đó tạo sự tăng giá cho bất động sản vùng ven”, ông Quyết chia sẻ.
Vị chuyên gia cho rằng, giá bất động sản vùng ven khá hợp lý so với nhu cầu, mức sống đang phát triển hiện tại dù có tốc độ tăng giá nhanh và mạnh thời gian qua.
Hiện, giá bất động sản vùng ven khá hợp lý dù có tốc độ tăng giá nhanh và mạnh thời gian qua.
Ông Quyết cũng cho rằng, mô hình bất động sản phát triển trong 2 năm qua - bất động sản nghỉ dưỡng ngôi nhà thứ hai cũng phát triển mạnh mẽ. Chẳng hạn như Quảng Ninh, Hòa Bình, Mộc Châu, Lai Châu có tốc độ tăng giá mạnh. Điều này cũng liên quan đến phát triển hạ tầng, thay vì đi xa thì nay chỉ cần 1 tiếng đồng hồ cũng sở hữu được bất động sản nghỉ dưỡng.
Đặc biết, giá bất động sản nghỉ dưỡng cách Hà Nội 1-2 tiếng đi xe giá khá rẻ. Dù trong 2 năm qua, giá đã tăng 2-4 lần nhưng nhìn lại trước đó giá chỉ trong vòng 5-7 triệu đồng/m2 thì so với đất Hà Nội quá rẻ, so với đất Đà Nẵng, Nha Trang cũng quá rẻ.
“Đến năm ngoái, làn sóng tăng lên 12-13 triệu đồng/m2, năm nay làn sóng tăng lên 20-25 triệu/m2 nhưng với kết nối thành phố và nhu cầu sở hữu ngôi nhà nghỉ dưỡng thứ hai thì đánh giá giá vẫn là hợp lý, không quá đắt”, ông Quyết chia sẻ.
Nhận định về giá cả bất động sản phía Bắc trong thời gian tới, ông Quyết cho rằng: “Hiện, giá bất động sản phía Bắc Khá hợp lý. Tuy nhiên, 4 yếu tố sau đây sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung và giá bất động sản trong tương lai. Thứ nhất, nguồn cung năm 2022 sẽ hạn chế. Nếu so sánh nguồn cung giữa miền Bắc và miền Nam trong 4 năm vừa rồi, nguồn cung phía Bắc khá ổn định, nguồn cung phía Nam hạn hẹp. Tuy nhiên, năm 2022 đánh giá nguồn cung cũng sẽ bị hạn chế do thủ tục pháp lý ngày càng hoàn thiện để làm một dự án cần nhiều thủ tục hơn.
Thứ hai, công tác đấu giá đấu thầu trong thời gian qua không ổn định, Nhà nước đã có những chính sách ban hành chấn chỉnh lại sẽ tạo bước đi chỉnh chu nhưng đồng thời sẽ mất thời gian để tạo nguồn cung ra ngoài. Thứ ba, việc đánh giá thuế đất và thứ tư, lạm phát chi phí, giá cả vật liệu tăng cao ảnh hưởng nguồn cung, giá cả bất động sản.