Ăn trứng vào buổi sáng rất bổ dưỡng nhưng tránh 3 điều kiêng kỵ này, nếu không sẽ tạo sỏi dạ dày, tích tụ độc tố trong cơ thể
Mặc dù trứng rất bổ dưỡng nhưng bạn cần chú ý một số thực phẩm kiêng kỵ khi kết hợp vì có thể gây hại cho cơ thể.
- 25-10-2021Mỗi lần đói ăn một quả trứng, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm tiền, chú bảo vệ nghèo 'chuốc hoạ' ung thư gan: Ăn trứng không đúng chẳng khác nào uống kịch độc!
- 23-10-2021Rau, thịt, trứng, nước để qua đêm, cái nào không ăn được? Cẩn trọng khi sử dụng những loại thực phẩm dưới đây để không bị “bòn rút” tuổi thọ
- 17-10-2021Trứng gà có 3 thứ là "kẻ thù không đội trời chung", nếu ăn cùng nhau dễ "nuôi" ung thư hoặc gây ngộ độc thực phẩm
Trứng là loại thực phẩm có giá thành rẻ nhưng hàm lượng dinh dưỡng cao. Các loại axit amin và protein trong trứng rất phù hợp để cơ thể hấp thụ và thường được sử dụng như một loại thực phẩm bổ sung protein chất lượng cao.
Lợi ích của việc ăn trứng
Việc tiêu thụ trứng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng điển hình nhất phải kể đến 3 điều sau:
Trứng rất giàu protein, là thực phẩm quen thuộc của những người ăn kiêng và người muốn tăng cơ giảm mỡ. Nếu ăn trứng đúng cách hàng ngày, nó sẽ bổ sung nhiều dưỡng chất cơ thể cần mà không gây tăng cân.
Ăn trứng giúp no nhanh, có thể làm giảm lượng calo tiêu thụ trong ngày, thúc đẩy việc giảm cân.
- Tăng cường trí nhớ
Choline là chất dinh dưỡng ít người biết nhưng lại rất quan trọng, thường được xếp cùng nhóm với các loại vitamin B.
Hàm lượng choline trong trứng khá cao, đây là chất quan trọng đối với não bộ. Tiêu thụ trứng sẽ cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ, giúp tăng cường trí nhớ, tăng sự tập trung và cơ thể tràn đầy năng lượng khi làm việc.
- Cải thiện thị lực
Lutein và zeaxanthin trong trứng giúp làm giảm tác hại của tia cực tím ảnh hưởng tới đôi mắt. Đặc biệt, đối với những người đang đọc sách hoặc thích xem TV, điện thoại thường xuyên, ăn một vài quả trứng đúng cách sẽ có những tác dụng nhất định trong việc cải thiện thị lực.
Các chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt, có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Cả 2 chất này đều có nhiều trứng.
Trứng có nhiều lợi ích đối với cơ thể.
Chú ý khi ăn trứng:
Bạn nên ăn lòng đỏ và lòng trứng cùng lúc để có thêm nhiều chất dinh dưỡng cơ thể cần. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên rằng, tốt nhất nên ăn trứng luộc, vì nó giữ lại nhiều chất dinh dưỡng và cơ thể dễ hấp thụ hơn. Khuyến khích mọi người nên tiêu thụ 1 quả trứng mỗi ngày.
Khi tiêu thụ trứng vào buổi sáng cần tránh 3 điều này
Mặc dù trứng có thể được tiêu thụ vào hầu hết thời gian trong ngày nhưng nếu ăn vào buổi sáng, bạn cần chú ý những điều sau:
Không nên uống trà sau khi ăn trứng.
1. Không uống trà ngay sau khi ăn trứng
Trong các loại trà nói chung chứa nhiều axit tannic. Sau khi ăn trứng, nếu uống trà sẽ xảy ra quá trình tổng hợp giữa axit tannic và protein, tạo thành sự kết tủa protein tannin. Điều này sẽ làm chậm nhu động ruột, khiến phân tích tụ lại trong ruột lâu hơn, gây ra tình trạng táo bón . Ngoài ra, quá trình này còn làm tăng khả năng ruột hấp thụ lại các chất độc hại, chất ung thư, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
2. Không cho trứng sống vào sữa đậu nành
Trong sữa đậu nành có một chất ức chế đặc biệt gọi là trypsin. Nếu trộn trứng với sữa đậu nành sẽ làm một số chất dinh dưỡng biến mất. Trypsin có thể làm ức chế việc tiêu hóa protein, ảnh hưởng tới sự hấp thụ của cơ thể.
Không cho trứng sống vào sữa đậu nành.
Nếu sữa đậu nành được đun sôi hoàn toàn, chất trypsin này sẽ bị phá hủy, không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất đạm. Thế nhưng, bạn tuyệt đối không được cho trứng sống vào sữa đậu nành nóng để uống cùng, đây là một thói quen sai lầm vì làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
3. Không ăn quả hồng ngay sau khi ăn trứng
Ăn hồng sau khi ăn trứng rất dễ gây ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột cấp tính, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng. Nguyên nhân là do trứng giàu protein, còn hồng chứa nhiều tanin, khi tiêu thụ sẽ tạo ra hiện tượng kết tủa, tạo sỏi trong dạ dày, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Nguồn: Healthline, 163, Sohu
Trí thức trẻ