MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ăn tương đậu suốt tuần, tự mua kéo cắt tóc, ngủ sớm dậy sớm để không phải dùng mỹ phẩm... : Hội những người đến 1 xu cũng không thể mất, đặt tiết kiệm lên hàng đầu

09-04-2022 - 14:58 PM | Sống

Đối với họ, đây mới đúng định nghĩa "tiết kiệm".

1

Một nhóm cộng đồng trên Douban có tên là "Hội đàn ông keo kiệt". Người ta nói rằng những người đàn ông keo kiệt nhất ở Trung Quốc đều tập trung ở đây, và họ đều có những cách tiết kiệm khiến ai trông thấy cũng phải oà lên đáng kinh ngạc. Ví dụ như đôi dép đi thường ngày của một người đàn ông đã bị rách, nhưng vì tiếc, nên ông ta đã “hồi sinh" nó lại bằng vài cú dập ghim.

Ăn tương đậu suốt tuần, tự mua kéo cắt tóc, ngủ sớm dậy sớm để không phải dùng mỹ phẩm... : Hội những người đến 1 xu cũng không thể mất, đặt tiết kiệm lên hàng đầu - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Có một người đàn ông keo kiệt không muốn cho cả quả trứng vào khi nấu ăn, vì nghĩ rằng điều đó là quá xa xỉ. Vì vậy, ông ta đã cho quả trứng vào ngăn đá tủ lạnh đến một thời gian vừa đủ, rồi bóc vỏ ra, cắt nó làm mấy phần. Sau đó lại tiếp tục cho những phần của quả trứng vào ngăn đá tủ lạnh. Khi nào cần dùng thì đưa ra rã đông rồi mới nấu ăn như bình thường.

Ăn tương đậu suốt tuần, tự mua kéo cắt tóc, ngủ sớm dậy sớm để không phải dùng mỹ phẩm... : Hội những người đến 1 xu cũng không thể mất, đặt tiết kiệm lên hàng đầu - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Có một người đàn ông, theo như chia sẻ thì làm việc tại khu trung tâm quận Thiên Hà, Quảng Châu, thu nhập ước tính không thấp nhưng lại tiết kiệm đến cực điểm. Anh ấy đã bỏ ra 13 tệ (khoảng 46 ngàn) để mua 4 chai tương đậu bản Pixian để ăn trong một thời gian dài. Công dụng của chai tương đậu bản không chỉ để chấm, mà khi cần, anh ta sẽ tách phần dầu trong chai tương ra để rán trứng, bổ sung thêm chất đạm cho một bữa ăn nếu như cảm thấy cần thiết. Để tiết kiệm tiền điện nước, hầu hết những món đơn giản cần chế biến, anh ta sẽ nấu ở công ty.

Mặt khác, tại Douban cũng có “Hội phụ nữ keo kiệt”, các bà, các cô cũng tỏ ra một chín một mười với hội đàn ông. Ở đây, các quý cô cũng không hề tỏ ra cẩu thả trong việc tiết kiệm. Một phụ nữ trẻ tên Kiko chỉ bỏ ra 20,8 tệ (khoảng 75 ngàn) để mua những nguyên liệu cần thiết để nấu ăn trong một tuần như trứng, ngô ngọt, cà chua, rau...

Ăn tương đậu suốt tuần, tự mua kéo cắt tóc, ngủ sớm dậy sớm để không phải dùng mỹ phẩm... : Hội những người đến 1 xu cũng không thể mất, đặt tiết kiệm lên hàng đầu - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Kem chống nắng cũng được một người phụ nữ khác “vắt kiệt" bằng cách cắt một ô vuông, đủ để cho ngón tay vào, vét sạch đến giọt cuối cùng.

Ăn tương đậu suốt tuần, tự mua kéo cắt tóc, ngủ sớm dậy sớm để không phải dùng mỹ phẩm... : Hội những người đến 1 xu cũng không thể mất, đặt tiết kiệm lên hàng đầu - Ảnh 4.

(Ảnh minh hoạ)

Thế hệ người trẻ bây giờ thực sự dùng tất cả mọi cách để tiết kiệm tiền, họ không quan tâm khi có người khác nói rằng họ keo kiệt. Quan điểm chung của họ chính là: "Tiết kiệm hết mức có nghĩa là tiền nào nên tiêu thì phải tiêu, tiền nào không nên thì một xu cũng không thể mất. Đã tiết kiệm thì phải tiết kiệm hết mức. Và tiết kiệm không phải là keo kiệt, mà tiết kiệm chính là tối đa hóa hiệu quả của tài sản."

2

Tôi đã gặp Xixi trong một nhóm học nấu ăn trước đây, và cô ấy là người thuộc thế hệ đầu 90 có lối sống tiết kiệm nhất mà tôi từng thấy. Tại vì sao tôi có thể nói như vậy?

Ngay khi nghe tiếng tinh tinh báo lương về, trước tiên cô ấy sẽ dành ra một khoản cố định để tiết kiệm và chỉ chi tiêu cả tháng với số tiền còn lại. Cô ấy nấu ba bữa một ngày, hấp một ít khoai lang, luộc một quả trứng và uống một cốc sữa đậu nành cho bữa sáng. Bữa trưa sẽ là những món mà tối hôm qua còn thừa. Đến buổi tối sẽ là những món có nguyên liệu và cách nấu đơn giản như mì ý sốt cà chua hay chỉ là một cốc trái cây dầm. Cô ấy biết thức ăn đã qua chế biến ở siêu thị sẽ được giảm giá sau 7 giờ tối nên không có lý do gì để Xixi bỏ lỡ nó cả.

Ăn tương đậu suốt tuần, tự mua kéo cắt tóc, ngủ sớm dậy sớm để không phải dùng mỹ phẩm... : Hội những người đến 1 xu cũng không thể mất, đặt tiết kiệm lên hàng đầu - Ảnh 5.

(Ảnh minh hoạ)

Không chỉ là bữa ăn, Xixi còn tranh thủ tiết kiệm mọi thứ khi có thể. Tất luôn được mua cùng kiểu dáng và màu sắc, vì nếu chiếc nào lỡ may để lạc mất thì nó vẫn có thể đeo chung với những "anh em" còn lại. Cô ấy còn tự đặt mua vài chiếc kéo dành riêng để cắt tóc, thi thoảng sẽ tự đảo một số kiểu đơn giản cho bộ ngói cho mình. Việc tắm rửa, giặt giũ cũng sẽ hoàn thành trước 9 giờ tối, bởi một trong số quy định tại chỗ thuê trọ Xixi đang ở là nước dùng càng muộn thì càng đắt. Cô ấy không tốn tiền vào mỹ phẩm, nhờ thói quen đi ngủ sớm và thức dậy sớm, làn da của cô ấy vẫn rất tuyệt vời khi chỉ cần dùng kem chống nắng, nước tẩy trang, sữa rửa mặt và toner.

Một số đồng nghiệp của Xixi đã bàn tán về độ keo kiệt của cô. Nhưng Xixi lại nói với tôi một cách rất bình tĩnh rằng cô ấy không quan tâm những gì người khác nghĩ về mình. Vì số tiền cô ấy tiết kiệm được từ tiền lương, thu nhập phụ và thu nhập thụ động trong vài năm qua đã đủ để trả khoản trả trước cho hai căn nhà ở quê. Trong khi đó, những cô gái cười nhạo sau lưng cô có thể chẳng có một khoản dư nào dù đã gần 30 tuổi cả rồi.

Châm ngôn sống của Xixi là: "Những hạnh phúc ngắn ngủi được trả giá bằng tiền hiện tại sẽ khiến cho cuộc sống sau này khó đối phó hơn mà thôi." Đối với Xixi, chỉ bằng cách làm việc chăm chỉ để tiết kiệm tiền, cô ấy mới có thể tự tin đối mặt với những bất trắc trong tương lai bất cứ lúc nào.

3

Còn đối với những bạn trẻ còn đang mắc kẹt trong vũng lầy của ham muốn vật chất và không tiết kiệm được tiền, nếu thực sự muốn tiết kiệm, hãy cảnh giác với định luật “bánh cóc". Định luật “bánh cóc" hay có thể hiểu nôm na giống định luật "đũa ngà voi" của Hán tộc. Định luật “đũa ngà voi" bắt nguồn từ thời Trụ Vương, chú ruột của Trụ Vương là Cơ Tử thấy Trụ Vương ăn bằng đũa ngà voi khiến ông cảm thấy lo lắng và suy nghĩ theo suy luận như sau: Đã dùng đũa ngà voi thì phải dùng chén bát bằng ngọc mới xứng, đã có chén bát bằng ngọc thì phải có sơn hào hải vị mới xứng, đã ăn sơn hào hải vị thì phải mặc gấm vóc lụa là, trang sức cầu kỳ mới xứng, đã ăn mặc gấm vóc lụa là thì phải ở lầu son gác tía mới xứng. Chỉ 5 năm sau lời dự đoán của Cơ Tử đã ứng nghiệm, thói quen tiêu xài xa hoa đã khiến cho Trụ Vương mất nước.

Định luật “bánh cóc" cũng mang ý nghĩa tương tự, nghĩa là sau khi hình thành thói quen tiêu dùng thì con người rất khó để thay đổi được, điều chỉnh để ăn uống xa hoa hơn thì dễ nhưng để tiết kiệm hơn thì rất khó. Đối với ham muốn, chúng ta không thể kìm nén nó quá nhiều, cũng không thể mê đắm nó; tóm lại là phải có chừng mực. Nếu không, nó sẽ giống như một chiếc bánh cóc bị kẹt trong những chiếc răng bánh cóc, nó chỉ có thể quay về một hướng, và rất khó để quay đầu lại.

Theo Cô Chang

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên