Ảnh: 4 đoàn tàu đường sắt trên cao bất ngờ di chuyển trong mưa trước ngày chạy thử
Trong sáng 19/9, 4 đoàn tàu thuộc dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông bất ngờ chạy thử trước ngày dự kiến. Theo đó, ngày mai (20/9) các đoàn tàu sẽ chính thức đưa vào chạy thử, xuất phát từ điểm đầu là ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) đi hơn 13 km trên cao tới Cát Linh (quận Đống Đa).
- 12-08-2018Ban Quản lý đường sắt trên cao giải thích về tấm thẻ lên tàu mở đầu bằng tiếng Trung Quốc
- 11-08-2018Video: Đường sắt trên cao sắp vận hành, người dân nói gì?
- 09-08-2018Clip: Hành trình 15 phút đoàn tàu đường sắt trên cao lao vun vút từ ga Cát Linh tới Yên Nghĩa
- 30-07-2018Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông cảnh báo an toàn khi đóng điện chạy thử
Khoảng 9h15 sáng 19/9, các đoàn tàu chạy thử liên động dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông. Toàn tuyến chạy thử có 4 đoàn tàu di chuyển liên tục, trung bình cứ 10 đến 15 phút lại có một đoàn tàu di chuyển qua ga.
Mỗi đoàn về ga dừng nghỉ chân trong vòng 10 - 12 phút/ chuyến. Dự kiến trong 3-6 tháng tới sẽ rút ngắn dần thời gian giãn cách theo thiết kế và đạt 5 phút/chuyến khi khai thác thương mại.
Đoàn tàu thứ nhất di chuyển qua hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội). Phía sau, đoàn tàu thứ 2 vừa đến ga.
2 đoàn tàu di chuyển theo hai hướng khác nhau qua ga Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội).
2 đoàn tàu di chuyển ở 2 làn khác nhau được ngăn cách bởi tấm ngăn cách có màu vàng. Hệ thống đường sắt trên cao được kỳ vọng sẽ là phương tiện công cộng chủ lực của Thủ đô trong tương lai gần.
Đoàn tàu là loại có cabin lái 2 chiều và hoàn toàn có thể đổi chiều ở cả 2 đầu của đoàn tàu. Khi đưa vào sử dụng, mỗi đoàn tàu có thể chuyên chở tối đa 1.000 hành khách.
Ngày mai (20/9), các đoàn tàu của dự án sẽ chính thức đưa vào chạy thử, xuất phát từ điểm đầu là ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) đi hơn 13 km trên cao tới Cát Linh (quận Đống Đa), mỗi ga đoàn tàu sẽ dừng một phút.
Ước tính, vận tốc tàu chạy tối đa là 65 km mỗi giờ, tốc độ trung bình là 30-35 km mỗi giờ. Trong hình, đoàn tàu đi qua ngã bốn tầng bao gồm 3 tầng đường bộ và 1 đường sắt trên cao.
Trong sáng 19/9, các đoàn tàu di chuyển lần lượt qua các ga: Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành Đai 3, Phùng Khoang, Hà Đông, La Khê, Văn Khê và Yên Nghĩa.
Hình ảnh 2 đoàn tàu di chuyển từ nhà ga Vành Đai 3 tới nhà ga Thượng Đình và ngược lại.
Đoàn tàu đang tiến vào ga Vành Đai 3.
Hiện khối lượng xây lắp của dự án đã hoàn thành khoảng 98%. Với các hạng mục chưa hoàn thành như kiến trúc nhà ga, các đơn thể trong khu bảo dưỡng (Depot), hạ tầng khu Depot, Tổng thầu Trung Quốc đã nhập khẩu được 95% khối lượng vật tư, thiết bị và triển khai lắp đặt khoảng 83%.
Sự giao thoa giữa các phương tiện tại nút giao bốn tầng ở ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến.
Đoàn tàu đi qua khu vực Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn.
Khi đưa vào chính thức vận hành, đoàn tàu sẽ góp phần giảm tải cho các tuyến xe bus qua khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông.
Điều đặc biệt, mỗi nhà ga có một màu sắc khác nhau để phân biệt. Trong ảnh là ga La Khê với màu xanh lá đặc trưng.
Ga Hoàng Cầu với màu cam nổi bật. Đoàn tàu từ phía hồ Hoàng Cầu giảm tốc độ để vào ga Thái Hà.
Trong sáng 19/9, 4 đoàn tàu chạy liên tục trong 2 tiếng đồng hồ.
Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông). Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa.
Trong số 13 đoàn tàu của dự án, quá trình vận hành sẽ sử dụng 10 đoàn tàu, 2 đoàn bảo dưỡng, một đoàn dự phòng.
Tàu có thiết kế vận tốc 80 km/h song vận hành tốc độ trung bình 30 km/h do các ga cách nhau chỉ hơn một km.
Trí Thức trẻ