Ngày 3/9, anh Trương Tuấn Nguyên (SN 1988, ở chân núi Phướn, khu Trại Đồi, thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, Hải Phòng) cho biết, chiều cùng ngày, khi lên trên núi, anh phát hiện vết nứt trên đỉnh núi rộng 1m và dài hơn 1 km chạy dọc đỉnh núi Phướn, cách điểm sạt lở ngày 1/9 khoảng 30m có nguy tiếp tục xả hàng trăm nghìn khối đất đá xuống đầu mấy trăm hộ dân ở phía dưới gần chân núi. (Ảnh: Trương Tuấn Nguyên)
Trước đó, ngày 2/9, thông tin với PV VTC News, ông Trần Cao Sơn - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Lão (Hải Phòng) cho biết, khoảng 1h ngày 1/9, tại khu vực núi Phướn (giáp ranh giữa thị trấn Trường Sơn và xã An Tiến huyện An Lão), khoảng 2.000m3 đất đá từ trên núi sạt lở dội xuống phía dưới chân núi. (Ảnh: Trương Tuấn Nguyên)
Khoảng 23 hộ dân phía chân núi có nguy cơ bị ảnh hưởng. Rất may sạt lở không gây thiệt hại về người. 2 hộ dân bị sập đổ tường bao phía sau nhà. (Ảnh: Trương Tuấn Nguyên)
Hỉnh ảnh PV VTC News ghi nhận tại hiện trường chiều 2/9.
Khối đá hàng chục tấn lăn từ trên núi xuống sát tường bao nhà bà Phạm Kim Thủy (SN1960, khu Trại Đội, ngay dưới chân núi), đè gãy nhiều cây cối và nằm. Sau vụ sạt lở, gia đình bà Thủy cũng như một số hộ dân khác phải tạm lánh đi nơi khác để đảm bảo an toàn.
Những cây bạch đàn bị đất đá quật đổ.
Cũng nhờ những hàng cây chắn phía chân núi nên nhiều hộ dân may mắn không bị đá lăn vào nhà ở.
Cây đổ làm sập máy tôn công trình phụ phía sau nhà bà Thủy.
Tường bao bị sập đổ.
Bùn đất núi tràn xuống phía sân sau nhà dân.
Nhiều người dân còn chưa hết bàng hoàng sau sự cố sạt lở núi.
Cây cối đổ rạp sau "trận đại hồng thủy" từ trên núi đổ xuống.
Phía chân núi có các thùng vũng nước do trước đây bị khai thác trái phép tạo thành, khi đất đá từ trên nùi trút xuống, tạo thành lớp bùn lỏng tràn qua đường vào nhà dân sống dưới chân núi.
Những mũi khoan để nổ mìn phá đá trái phép trên núi của nhiều năm trước còn sót lại. (Ảnh: Trương Tuấn Nguyên)
Theo người dân, cũng vì khai thác đất đá trái phép nên có những vách đá dựng đứng phía chân và lưng chừng núi, nếu trời tiếp tục mưa nhiều ngày, rất có thể sẽ xảy ra sạt lở. Khối lượng đất đã này nếu dội xuống thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Trên núi đang có dấu hiệu sạt lở đất đá.
Người dân không khỏi lo lắng, sợ hãi khi nhìn lên trên núi thấy những hình ành như thế này.
Ông Trần Cao Sơn cho biết thêm, ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã đến thị sát hiện trường, lắng nghe phản ánh của người dân và những tham mưu, đề xuất của các sở, ngành liên quan cũng như UBND huyện An Lão. Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã chỉ đạo ngay một số việc cấp bách cần thực hiện để đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực.
UBND huyện An Lão đã thành lập ngay 2 tổ công tác do Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện và Trưởng phòng NN&PTNT huyện làm tổ trưởng khảo sát thực địa, thường trực tại hiện trường, đề xuất giải pháp và sẵn sàng xử lý các sự cố phát sinh.
Cơ quan chức năng đã cắm cờ cảnh báo khu vực nguy hiểm để có biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân và có phương án xử lý khi có sự cố sạt lở xảy ra.