MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ảnh: Sau Tết, hoa lê rừng bán tràn lan ngoài phố, người dân Hà Nội ùn ùn đến mua

20-02-2022 - 07:09 AM | Xã hội

Hoa lê rừng, hay còn gọi là hoa mắc cọp phân bố nhiều ở các tỉnh vùng núi phía bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng hay Lào Cai. Từ sau Tết Nguyên Đán, hoa lê được các tiểu thương vận chuyển xuống Hà Nội bày bán.

 Ảnh: Sau Tết, hoa lê rừng bán tràn lan ngoài phố, người dân Hà Nội ùn ùn đến mua - Ảnh 1.

Sau Tết Nguyên đán, khi hoa đào đã phai, khi quất đã rụng, người Hà Nội bắt đầu chuyển sang thú chơi hoa lê

 Ảnh: Sau Tết, hoa lê rừng bán tràn lan ngoài phố, người dân Hà Nội ùn ùn đến mua - Ảnh 2.

Theo ghi nhận của chúng tôi, vào những ngày này, dọc tuyến phố Lạc Long Quân, Âu Cơ, xung quanh chợ hoa Quảng An, tiểu thương bày bán hàng nghìn cành lê rừng thu hút sự quan tâm lớn của người dân Hà Nội

 Ảnh: Sau Tết, hoa lê rừng bán tràn lan ngoài phố, người dân Hà Nội ùn ùn đến mua - Ảnh 3.

Theo một số tiểu thương cho biết, hoa lê được lấy về từ những miền lạnh phía Bắc như Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai, Tuyên Quang...

 Ảnh: Sau Tết, hoa lê rừng bán tràn lan ngoài phố, người dân Hà Nội ùn ùn đến mua - Ảnh 4.

Giá hoa lê dao động từ 100.000 đồng đến 10 triệu đồng, tùy thuộc vào chủng loại, kích cỡ và tuổi đời

 Ảnh: Sau Tết, hoa lê rừng bán tràn lan ngoài phố, người dân Hà Nội ùn ùn đến mua - Ảnh 5.

Sở dĩ hoa lê có giá cao vì chúng được lấy từ trong rừng sâu, thời gian chơi bền hơn so với hoa đào hay hoa mai, thậm chí với những cành nhiều nụ, có thể chơi đến 2 tháng mà không lo hoa bị héo hay thối gốc

 Ảnh: Sau Tết, hoa lê rừng bán tràn lan ngoài phố, người dân Hà Nội ùn ùn đến mua - Ảnh 6.

Những người chơi hoa lê cho biết một cành hoa đẹp đầu tiên cây phải có đủ lộc, hoa, gốc phải to, xù xì. Cành lê có dáng thế tự nhiên, không bị chặt mất cành. Thân lê có những vết mốc, nếu có thêm cả lan rừng bám vào thì sẽ bán được giá cao

 Ảnh: Sau Tết, hoa lê rừng bán tràn lan ngoài phố, người dân Hà Nội ùn ùn đến mua - Ảnh 7.
 Ảnh: Sau Tết, hoa lê rừng bán tràn lan ngoài phố, người dân Hà Nội ùn ùn đến mua - Ảnh 8.
 Ảnh: Sau Tết, hoa lê rừng bán tràn lan ngoài phố, người dân Hà Nội ùn ùn đến mua - Ảnh 9.

Người dân đổ xô đi mua hoa lê trên đường Lạc Long Quân

 Ảnh: Sau Tết, hoa lê rừng bán tràn lan ngoài phố, người dân Hà Nội ùn ùn đến mua - Ảnh 10.
 Ảnh: Sau Tết, hoa lê rừng bán tràn lan ngoài phố, người dân Hà Nội ùn ùn đến mua - Ảnh 11.

Không chỉ thu hút người mua, hoa lê bày bán trên các tuyến phố còn hấp dẫn người dân đi thăm quan, chụp ảnh du xuân

 Ảnh: Sau Tết, hoa lê rừng bán tràn lan ngoài phố, người dân Hà Nội ùn ùn đến mua - Ảnh 12.

Anh Đỗ Mạnh Hải (người dân mua hoa Lê) cho biết, anh phải mất 2 tiếng mới chọn được cành lê ưng ý với giá gần 1 triệu đồng. "Hoa lê đẹp và chơi được rất lâu nên dù giá cao hơn hoa đào nhưng thời gian chơi lâu gấp đôi thì cũng xứng đáng", anh Hải nói

 Ảnh: Sau Tết, hoa lê rừng bán tràn lan ngoài phố, người dân Hà Nội ùn ùn đến mua - Ảnh 13.

"Ngoài bền, đẹp, màu trắng của hoa lê còn mang ý nghĩa cho sự thanh khiết, bình yên và ấm áp trong cuộc sống. Đây cũng là loài hoa tượng trưng cho mùa xuân nên được rất nhiều người ưa chuộng", một tiểu thương cho biết

 Ảnh: Sau Tết, hoa lê rừng bán tràn lan ngoài phố, người dân Hà Nội ùn ùn đến mua - Ảnh 14.

Nói về thú chơi hoa lê, GS Ngô Quang Đê, nguyên Trưởng phòng Khoa học, nguyên Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp (trường Đại học Lâm nghiệp) cho rằng, nhiều người dân thường thích chơi cây khủng. Các cành lê to, chơi mấy ngày rồi lại vứt rác thì rất phí, lại tăng rác về cho Thủ đô. "Việc hoa lê có thể đem lại một phần lợi ích kinh tế nhưng đa phần lại rơi vào tay các tiểu thương vận chuyển về bán, người dân vùng cao không thu được nhiều. Văn hoá chơi hoa lê chỉ thoả mãn cho một số bộ phận, không phải toàn bộ người dân thành phố nên theo tôi về mặt hiệu quả văn hoá xã hội là không lớn", GS Ngô Quang Đê nói.

 Ảnh: Sau Tết, hoa lê rừng bán tràn lan ngoài phố, người dân Hà Nội ùn ùn đến mua - Ảnh 15.

Theo GS Ngô Quang Đê, việc chặt bỏ lê rừng sẽ khiến cảnh quan sinh thái của rừng bị phá huỷ, môi trường bị ảnh hưởng. "Theo ý kiến của tôi, chính quyền nên cấm việc chặt lê rừng. Còn không, nếu muốn phát triển lâu dài, các địa phương nên hướng dẫn người dân trồng thành rừng, thành loại cây ăn quả sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế tốt hơn", GS Ngô Quang Đê cho hay


https://kenh14.vn/anh-sau-tet-hoa-le-rung-ban-tran-lan-ngoai-pho-nguoi-dan-ha-noi-un-un-den-mua-20220218124436606.chn

Theo Đinh Duy

Doanh nghiệp và tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên