Anh 'shipper bất đắc dĩ' kiếm 2 tỷ USD/ngày: Từ người giao hàng chỉ học hết phổ thông đến tỷ phú giàu nhất nhì đất nước tỷ dân
Bạn sẽ không thể tin được nếu tài sản của mình tăng 2 tỷ USD/ngày trong một tuần liên tiếp. Song thực tế này xảy ra với "ông hoàng shipper", ngay sau khi SF Holding - công ty giao vận được mệnh danh là “FedEx Trung Quốc” IPO.
- 05-11-2022Giàu vì bạn sang vì vợ: Kết thân với 4 kiểu người này đời như gặp được quý nhân, sớm muộn gì cũng lên hương
- 04-11-2022Nghiên cứu của Harvard phát hiện trẻ được sinh vào mùa này có chỉ số IQ cao vượt trội
- 04-11-2022Ngành học lấy 28 điểm nhưng sinh viên ra trường đạt mức lương cao lên đến 75 triệu đồng/tháng
- 04-11-2022Vua dầu mỏ Mỹ dặn con: Cứ chăm chỉ sẽ trở nên giàu có là lời nói dối, muốn giàu bạn phải làm việc cho chính mình
- 03-11-2022Nhờ sở hữu phân chim, một quốc gia giàu đến mức người dân hoang phí đồng tiền nhưng một ngày bỗng phá sản, sống nhờ viện trợ
Từ anh shipper bất đắc dĩ trở thành ông hoàng ngành giao hàng
Vương Vệ sinh năm 1970 trong một gia đình trí thức nghèo có cha là phiên dịch viên tiếng Nga và mẹ là giảng viên Đại học tại Thượng Hải. Theo SCMP, không lâu sau khi ông ra đời, gia đình đã chuyển đến Hồng Kông sinh sống. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm tại một cửa hàng in nhỏ ở thị trấn Thuận Đức, tỉnh Quảng Đông.
Do thường xuyên di chuyển giữa Hồng Kông - Quảng Đông nên nhiều người bạn thường nhờ ông mang hàng qua lại giúp. Thấy nhiều lần làm shipper bất đắc dĩ, các bạn của ông thấy ngại và bắt đầu trả công cho ông. Từ đây ông nhanh chóng nhận ra rằng nhu cầu vận chuyển trên tuyến đường này ngày càng lớn nhưng lại gặp không ít khó khăn. Trong khi nhiều người than vãn về sự bất tiện thì Vương Vệ lại nhìn thấy cơ hội.
Không chần chừ, chàng trai trẻ năm ấy đã vay khoảng 13.000 USD (khoảng 300 triệu đồng) từ cha để chung vốn cùng 5 người bạn thành lập công ty giao vận Shunfeng Express (SF Express). Lúc đó mô hình kinh doanh của Vương Vệ bị coi là bất hợp pháp, bởi phương thức giao hàng hợp pháp tại quốc gia này trước năm 2009 chủ yếu qua hệ thống bưu điện.
Để vận hành công ty, Vương Vệ tự vận chuyển các balo hoặc vali đựng hàng hoá đến khắp nơi. Mỗi ngày anh làm việc 15-16 tiếng. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của thương mại điện tử khiến nhu cầu giao vận ngày càng lớn, công ty của Vương Vệ bắt đầu mở các trạm SF Express ở khắp nơi. Bước tiền này đã giúp SF Express nhanh chóng mở rộng khắp Trung Quốc và sớm trở thành hãng giao vận lớn nhất nước này.
Năm 2008, Wang Wei thành lập S.F. Holding Group, công ty mẹ của SF Express. Năm sau đó, Wang Wei lập hẳn hãng hàng không riêng SF Airlines để mở rộng địa bàn. Tính tới tháng 3/2017, SF Airlines vận chuyển 1.400 tấn hàng hoá đủ loại từ nặng hàng tấn tới vài kg mỗi ngày thông qua 3 chiếc boeing của công ty trong đó có 5 chiếc B767, 16 chiếc B757 và 17 B737. Năm 2013, công ty phát triển máy bay tự lái để giao hàng tới vùng miền xa xôi. Đầu năm 2017, SF Express cho biết sẽ xây dựng sân bay riêng tại thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc.
Tài sản tăng 2 tỷ USD/ngày trong 1 tuần liên tiếp
Hơn 2 thập kỷ thành lập, Vương Vệ đã biến công ty nhỏ bé ở Quảng Đông thành đế chế giao hàng hùng mạnh tại quốc gia tỷ dân. Đến tháng 3/2017, SF Holding Group có hơn 25.000 phương tiện vận tải, trong đó có 41 máy bay chở hàng thuộc sở hữu của SF Airlines và 30.000 trung tâm dịch vụ với 400.000 nhân viên tại Trung Quốc. Công ty cung cấp dịch vụ giao hàng tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Số liệu từ Bloomberg cho thấy SF Express là công ty giao hàng lớn nhất Trung Quốc xét về mặt doanh thu, với doanh số 7,4 tỷ USD năm 2015, đuổi theo ngành thương mại điện tử đang phát triển vũ bão tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Dù không muốn niêm yết cổ phiếu, SF Express vẫn phải lên sàn vào tháng 1/2017, để huy động vốn cạnh tranh với các đối thủ và có vốn hoá hơn 220 tỷ USD, gấp 3 lần hãng giao hàng vận hàng đầu của Mỹ FedEx (ra đời năm 1971) với vốn hoá gần 73 tỷ USD tại thời điểm đó.
Ngay sau khi lên sàn, trong một tuần đầu, tài sản của Vương Vệ đã tăng 2 tỷ USD mỗi ngày. Qua đây giá trị tài sản của Vương Vệ tăng từ 4,2 tỷ USD năm 2016 lên 15,9 tỷ USD giúp ông trở thành người giàu thứ 3 Trung Quốc tại thời điểm đó.
Theo Forbes, năm 2021, chủ tịch SF Holding Group đứng thứ 10 trong nhóm giàu nhất Trung Quốc và giàu thứ 56 thế giới trong danh sách tỷ phú thế giới với giá trị tài sản ước tính 19,6 tỷ USD.
Tỷ phú sinh năm 1971 từng chia sẻ quan điểm kiếm tiền không nên là mục tiêu của một công ty. Ông muốn tạo ra một nền tảng mà qua đó thể hiện những giá trị và suy nghĩ của mình. "SF Express cần nguồn quỹ nhưng chúng tôi không thể lên sàn chỉ vì cần tiền. Sau khi IPO, một công ty sẽ chuyển thành cỗ máy kiếm tiền với giá trị cổ phiếu tăng giảm mỗi ngày, lúc đó sẽ rất khó trong việc quản trị", ông nói.
Với Vương Vệ, trong vai trò một người làm kinh doanh, ông muốn phát triển dài hơi để mang đến cho mọi người một cuộc sống tốt đẹp hơn. "Nhưng sau khi IPO, mọi thứ sẽ trở nên rất khác. Bạn phải đếm số cổ đông và đảm bảo giá trị cổ phiếu luôn tăng trưởng. Mỗi đồng xu và quyết định nhỏ đều bị kiểm soát bởi các cổ đông. Kiếm lợi nhuận trở thành sứ mệnh cốt lõi và khi đó, công ty sẽ trở nên dễ biến đổi như chính xã hội hiện thời", ông giải thích thêm.
Vị tỷ phú còn được biết đến là người rất kín đáo. Các thông tin của ông khá ít ỏi vì hiếm khi chia sẻ và e ngại truyền thông. Khi được hỏi lý do, Wang từng trả lời rằng ông tin tưởng vào thứ sức mạnh lớn hơn. Chủ tịch hãng vận chuyển hàng đầu Trung Quốc nghĩ thành công của một người không đến từ tài năng mà liên quan đến chuyện làm tốt công việc của mình. Với ông, việc sở hữu nhiều tiền trong tay hay có tài năng thì cũng chẳng có gì để khoe khoang.
"Thành công và kiếm được tiền chỉ là vận mệnh. Đó là lý do mà tôi nghĩ rằng mọi người không nên khoe mẽ về những thành tựu trong sự nghiệp. Ít thông tin sẽ mang đến lợi thế cho bạn trong vai trò một nhà quản trị. Nếu nhân viên không nhận ra ông chủ, bạn có thể tìm hiểu sâu hơn và nắm bắt được tình hình thực tế", ông lý giải.
Người đàn ông khiêm tốn cho rằng cách duy nhất để xây dựng một doanh nghiệp thành công là "táo bạo, sáng tạo và trách nhiệm".
Tổng hợp
Nhịp sống thị trường