MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ảnh: Tháng 3, ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội

17-03-2022 - 07:15 AM | Xã hội

Vào những ngày tháng 3, cây gạo cổ thụ trước sân chùa Thầy rụng hết lá, chỉ còn những bông hoa đỏ rực một góc trời khiến cho người hành hương vãn cảnh không khỏi thích thú.

 Ảnh: Tháng 3, ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội - Ảnh 1.

Tháng 3, tháng của những ngày gió nồm, mưa ẩm lại là thời điểm những bông hoa gạo nở bung tô điểm cho những ngày lạnh cuối cùng

 Ảnh: Tháng 3, ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội - Ảnh 2.

Tại chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội), cây gạo cổ thụ lại bắt đầu nở hoa, làm nên nét đẹp rất riêng trong không gian ngôi chùa cổ kính

 Ảnh: Tháng 3, ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội - Ảnh 3.

Hoa gạo nở đỏ rực một góc trời, giữa một không gian hùng vĩ của núi đồi khiến cho người hành hương, vãn cảnh không khỏi thích thú

 Ảnh: Tháng 3, ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội - Ảnh 4.

Cây gạo còn có tên gọi khác là Mộc miên, Pơ Lang, ở Hà Nội tuy không phải loài hoa phổ biến nhưng hoa gạo vẫn là một hình ảnh đẹp đẽ, thân thương với người dân nơi đây

 Ảnh: Tháng 3, ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội - Ảnh 5.
 Ảnh: Tháng 3, ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội - Ảnh 6.

Hoa gạo mọc riêng lẻ chứ không theo chùm. Hoa trên cây nở dày đặc khiến cả một mảng trời nhuộm màu hoa, nhìn từ xa như mâm xôi gấc

 Ảnh: Tháng 3, ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội - Ảnh 7.

Hoa gạo thường nở vỏn vẹn trong tháng 3, nhưng chỉ ít ngày vậy thôi cũng đủ làm người ta mê mẩn bởi “cá tính” riêng có của của những bông hoa gạo

 Ảnh: Tháng 3, ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội - Ảnh 8.
 Ảnh: Tháng 3, ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội - Ảnh 9.

Rất nhiều người dân đã tìm đến ngôi chùa nghìn năm tuổi để chụp ảnh

 Ảnh: Tháng 3, ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội - Ảnh 10.

Những cô gái thướt tha trong những tà áo dài không bỏ lỡ cơ hội để ghi lại những hình ảnh đáng nhớ này

 Ảnh: Tháng 3, ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội - Ảnh 11.

Đang cùng con gái chụp ảnh tại sân chùa Thầy, chị Đặng Mai Phương cho biết, chị cùng gia đình từ quận Hoàng Mai về chùa Thầy để chụp ảnh, đồng thời giới thiệu cho các con biết thêm về hoa gạo và nguồn ngốc của cây gạo ở ngôi chùa cổ kính, linh thiêng

 Ảnh: Tháng 3, ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội - Ảnh 12.

"Những năm trước do tình hình dịch bệnh nên tôi không về chùa được. Mới đây, xem trên mạng xã hội, tôi biết được hoa gạo ở đây đã nở nên tôi đưa gia đình đến đây để tham quan, nhân tiện chụp bộ ảnh với hoa gạo”, chị Phương nói

 Ảnh: Tháng 3, ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội - Ảnh 13.

"Đến chùa Thầy vào thời gian này rất thoáng đãng, cảm giác không gian thật thanh tịnh. Thêm nữa, hình ảnh cây gạo cổ thụ nằm ngay cạnh ngôi chùa cổ nghìn năm khiến cho tôi cảm giác khung cảnh này trở nên trầm mặc, linh thiêng hơn”, chị Thắm - người chụp ảnh cho hay

 Ảnh: Tháng 3, ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội - Ảnh 14.

Qua thời gian, 59 vẫn đứng đó với sắc đỏ đặc trưng không chỉ tô điểm cho cảnh sắc chùa Thầy mà còn như minh chứng cho văn hóa ngàn đời của mảnh đất Phật

Chùa Thầy được xây dựng từ thời nhà Lý, gắn liền với giai thoại cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh - người có những đóng góp to lớn cho nhân dân và ông tổ của bộ môn múa rối nước.

Lúc đầu chùa chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am. Sau đó, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng lại gồm 2 cụm chùa là chùa Cao trên núi (Đỉnh Sơn Tự) và chùa Dưới (Thiên Phúc Tự).

Thông thường lễ hội truyền thống chùa Thầy được tổ chức từ ngày mùng 5 tới mùng 8 tháng 3 (âm lịch), ngày hội chính là ngày mùng 7 tháng 3 hàng năm.

Lễ hội chùa Thầy, giống như nhiều ngôi chùa lớn khác, bao gồm hai phần, phần nghi lễ và các diễn xướng dân gian. Hiện chùa còn lưu giữ các nghi lễ chính như: Nghi lễ mộc dục, lễ phục nghinh bài vị – lễ cúng yên vị, lễ tế và lễ rước.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân và du khách được tham gia các diễn xướng, hoạt động vui chơi gồm: đấu vật, múa rối nước, hội leo núi chơi xuân cùng nhiều trò chơi dân gian độc đáo, sôi động.


https://kenh14.vn/anh-thang-3-ngam-hoa-gao-no-do-ruc-ben-trong-ngoi-chua-nghin-nam-tuoi-o-ha-noi-20220316142713262.chn

Theo Đinh Huy

Doanh nghiệp và tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên