Anh và Hà Lan tăng cường tìm nguồn thay thế khí đốt Nga
Anh và Hà Lan đã công bố giấy phép mới cho dự án thăm dò khí đốt tự nhiên dưới Biển Bắc, tìm cách thay thế khí đốt Nga. Những nước này hy vọng sẽ tham gia với Đức để khai thác một mỏ ngoài khơi bờ biển phía bắc.
- 03-06-2022Mark Zuckerberg đối mặt tương lai tăm tối: Tự mãn trong cô độc vì mất đi 'cánh tay phải' đắc lực, khao khát biến Meta thành 'siêu thị gì cũng có' nhưng thực chất 'chẳng có gì'
- 03-06-2022Công nghệ bị gạt bên lề bỗng được trọng dụng khi xe điện bùng nổ, toàn ngành liệu có thay đổi lớn?
- 03-06-2022Thượng Hải hậu phong tỏa: Người dân 'vung tiền' thỏa thích, đổ xô mua hàng xa xỉ và uống 4 ly trà sữa để 'phục thù'
Theo đài RT, diễn biến trên diễn ra sau khi Nga ngừng giao khí đốt cho công ty lớn nhất của Hà Lan vì từ chối thanh toán bằng đồng ruble. Trong khi đó, kế hoạch của Anh đã vấp phải sự chỉ trích của các nhà bảo vệ môi trường.
Ngày 1/6, Hà Lan cho biết họ đã cấp giấy phép cho một mỏ khí đốt mới, nằm cách bờ biển khoảng 19km về phía bắc, gần biên giới với Đức. Dự án thăm dò dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm 2024 và vẫn đang chờ bang Lower Saxony của Đức chấp thuận. Chính phủ Hà Lan tuyên bố mặc dù các quan chức bang Lower Saxony đã phản đối cấp giấy phép vào năm 2021, nhưng họ đang đưa ra một quyết định khác vì cuộc chiến ở Ukraine.
Hồi tháng 4, Bộ trưởng Năng lượng Hà Lan Rob Jetten cho biết nước này muốn tăng sản lượng khai thác khí đốt tự nhiên ở Biển Bắc, đồng thời thông báo ý định cắt nguồn cung khí đốt và dầu mỏ của Nga vào cuối năm nay. Hiện khí đốt từ Nga chiếm khoảng 15% tổng nguồn cung khí đốt của Hà Lan.
Trong khi đó, Thủ hiến bang Lower Saxony, ông Stephan Weil, hồi đầu tháng 4 cũng đề nghị tiến hành khoan khai thác mỏ khí ở Biển Bắc. Sản lượng khai thác ở mỏ mới chưa được đưa ra, song trước đó, Chính phủ Hà Lan cho biết các mỏ khí đốt nhỏ hơn ở nước này có thể khai thác từ 232-335 tỷ m3 khí tới năm 2050.
Việc khai thác cũng để nhằm tích đầy cơ sở lưu trữ khí đốt ở Rehden đang ở mức thấp lịch sử, chỉ khoảng 48,6%. Cơ sở lưu trữ ở Rehden thuộc quyền sở hữu của công ty nhà nước Nga Gazprom, nhưng công ty con ở Đức hiện nằm dưới sự kiểm soát của Cơ quan Mạng lưới liên bang Đức. Bộ Kinh tế Đức kêu gọi cần nhanh chóng hành động để tích đầy cơ sở dự trữ khí đốt này.
Theo đạo luật Lưu trữ Khí đốt của Đức, để có thể tăng cường an ninh nguồn cung, luật bắt buộc tất cả các nhà khai thác ở Đức phải tích đầy dần các bể chứa, với mức lưu trữ hằng năm phải đạt 80% vào ngày 1/10, 90% vào ngày 1/11 và 40% vào ngày 1/2.
Gazprom đã tạm dừng giao hàng cho GasTerra vào ngày 31/6, sau khi GasTerra từ chối thanh toán bằng đồng ruble. Hà Lan vẫn đang nhận khí đốt tự nhiên từ Nga - tuy nhiên, thông qua các công ty trong nước là Essent và Eneco, cũng như Uniper và RWE của Đức.
Theo kế hoạch thanh toán mới do Nga thiết lập để đối phó với lệnh cấm vận của EU sau cuộc xung đột ở Ukraine, các nhà nhập khẩu từ các quốc gia “không thân thiện” được yêu cầu mở tài khoản tại ngân hàng Gazprombank của Nga, nơi đơn vị tiền tệ mà họ lựa chọn được chuyển đổi sang đồng ruble. Trong khi hầu hết các nước EU đã đồng ý với kế hoạch này, một số nước đã từ chối.
Trong khi đó, các cơ quan quản lý của Anh đã chấp thuận cho tập đoàn Shell thăm dò mỏ khí Jackdaw ngoài khơi bờ biển Scotland, được cấp phép ban đầu vào năm 1970.
Bộ trưởng Kinh doanh và Năng lượng Anh Kwasi Kwarteng cho biết trên Twitter: “Chúng tôi đang tăng cường năng lượng tái tạo và hạt nhân, nhưng chúng tôi cũng thực tế về nhu cầu năng lượng của chúng tôi hiện nay. Hãy cung cấp thêm nguồn khí đốt mà chúng ta cần từ các vùng biển của Anh để bảo vệ an ninh năng lượng”.
Nhóm bảo vệ môi trường Greenpeace đã phản ứng bằng cách cáo buộc Chính phủ Anh có hành động “liều lĩnh và phá hoại”. Họ nói với ông Kwarteng rằng: “Ông không tăng cường năng lượng tái tạo, ông đang tăng cường khủng hoảng khí hậu”.
Báo tin tức