Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội và thách thức với Việt Nam?
Mức thuế tối thiểu toàn cầu được đặt ra nhằm mục đích giảm bớt sự cạnh tranh về thuế và sự dịch chuyển lợi nhuận trong mọi lĩnh vực kinh tế.
- 11-06-2022Có quá lo ngại về lạm phát?
- 11-06-2022Góc kinh tế học: Bi kịch tài sản công - càng miễn phí càng lãng phí
- 08-06-2022Nhờ đâu GRDP của tỉnh có thu nhập bình quân cao nhất nước tăng hơn 100 lần trong hơn 20 năm qua?
Nhiều năm qua, Việt Nam ngày càng được đánh giá cao với các nhà đầu tư do có môi trường chính trị ổn định, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và nhiều luồng gió hấp dẫn khác.
Trong đó, việc ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cũng góp phần quan trọng tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, về lâu dài loại thuế này đang đứng trước nguy cơ không còn là lợi thế với các quốc gia là trung tâm sản xuất của thế giới như Việt Nam.
Dự kiến, năm sau quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu nằm trong khuôn khổ chương trình hành động chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận BEPS bắt đầu thực thi. Đây là một thỏa thuận đa phương với sự tham gia của hơn 140 quốc gia trên thế giới với mức thuế thống nhất tối thiểu là 15% đối với các tập đoàn đa quốc gia có tổng doanh thu từ 750 triệu Euro trở lên. Quy tắc ước tính sẽ tạo ra khoảng trên 150 tỷ USD thuế thu nhập doanh nghiệp toàn cầu hàng năm.
Vậy với các quốc gia có ưu đãi thuế hấp dẫn thấp hơn mức thuế trên sẽ phải điều chỉnh ra sao? Với Việt Nam mức thuế trên khi áp dụng sẽ gặp thách thức và cơ hội gì?
Xung quanh các vấn đề trên, chương trình Sự kiện và Bình luận với sự tham gia của GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) và ông Robert King - Lãnh đạo dịch vụ tư vấn thuế Phụ trách Ernst & Young Việt Nam đã có những phân tích, bình luận cụ thể.
VTV