Áp lực tỷ giá thường trực trong 2 tháng cuối năm
Theo chuyên gia, NHNN có thể sẽ tiếp tục có các điều hành thông qua nghiệp vụ thị trường mở nhằm tránh hiện tượng thanh khoản quá dư thừa trên thị trường liên ngân hàng và phần nào giải tỏa áp lực tỷ giá.
- 05-11-2023TP.HCM: Truy tố nguyên Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân Nhà Bè
- 05-11-2023Giá vàng hôm nay 5/11 lao dốc không phanh
- 04-11-2023NHNN điểm danh những ngân hàng nào lãi suất còn cao, ngân hàng nào đã giảm lãi suất xuống thấp
Theo báo cáo phân tích mới đây, Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút ròng 118.349 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở trong tháng 10. Đỉnh điểm trong tháng 10, số dư tín phiếu NHNN có thời điểm đạt gần 238.000 tỷ đồng- gần tương đương doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng ở kỳ hạn qua đêm trong 1 phiên. Lợi suất tín phiếu cũng đã nhích tăng nhẹ lên khoảng 1,45%. VCBS cho rằng NHNN sẽ tiếp tục có các điều hành thông qua nghiệp vụ thị trường mở nhằm tránh hiện tượng thanh khoản quá dư thừa trên thị trường liên ngân hàng và phần nào giải tỏa áp lực tỷ giá.
VCBS duy trì quan điểm việc phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước không gây ra những cú sốc hay thay đổi quá nhanh đối với thanh khoản VND trong hệ thống ngân hàng. Tuy vậy, trong tháng 11 cũng như tháng 12, lãi suất liên ngân hàng vẫn còn dư địa tăng nhưng mức tăng sẽ không nhiều nhằm đảm bảo tính hấp dẫn tương đối của việc nắm giữ VND.
Nhóm phân tích cũng dự báo áp lực tỷ giá vẫn còn hiện hữu trong 2 tháng cuối năm. Ngày 02/11 sau cuộc họp chính sách tiền tệ trong tháng 11, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã thông báo sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 11. Tuy không tiến hành tăng lãi suất trong kỳ họp lần này, các định hướng chính sách tiền tệ của Fed trong giai đoạn tới được đánh giá mang tính chất diều hâu hơn khi để ngỏ khả năng có thêm một lần tăng lãi suất và không kỳ có bất cứ định hướng về thời điểm giảm lãi suất trong tương lai. Tương tự, ECB và BOE cũng quyết định giữ nguyên lãi suất. Có thể thấy các NHTW vẫn tiếp tục phải đối mặt lựa chọn chính sách cân bằng hợp lý nhằm ứng phó với lạm phát dai dẳng vừa đồng thời hỗ trợ nền kinh tế với khả năng rơi vào trạng thái suy thoái vẫn đang hiện hữu. Trong nước, áp lực tỷ giá tếp tục được ghi nhận, VND tiếp tục giảm giá thêm 1% so với đồng USD, đưa mức giảm giá kể từ đầu năm tới nay khoảng 4,4%. Như vậy, với việc các rủi ro liên quan đến chính sách tiền tệ thắt chặt chưa được hiện thực hóa hết, áp lực tỷ giá vẫn thường trực trong các tháng cuối năm.