Áp thấp nhiệt đới giật cấp 8 tiến thẳng Biển Đông
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa biển Đông từ gần sáng và ngày mai (10/11) có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh dần lên cấp 6, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 7-8, giật cấp 10-11.
- 02-11-2017Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lũ
- 01-11-2017Áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 cách Côn Đảo 120 km
- 30-10-2017Vùng áp thấp trên Biển Đông sắp mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới
- 11-10-2017Lại xuất hiện áp thấp nhiệt đới mới trên biển Đông
- 10-10-2017Áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 đổ bộ Hà Tĩnh - Quảng Bình
Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, hồi 13 giờ ngày 09/11 vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,7 độ Vĩ Bắc; 123,5 độ Kinh Đông trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Dự báo: Trong 24 giờ tới áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 13 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,3 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 780km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa biển Đông từ gần sáng và ngày mai (10/11) có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh dần lên cấp 6, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 7-8, giật cấp 10-11. Biển động mạnh. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 12,0 đến 16,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 115,5 độ Kinh Đông.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,3 độ Vĩ Bắc; 114,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 12.
Nhịp sống kinh tế