Apple: Leaker khiến sự kiện ra mắt iPhone trở nên nhạt nhẽo
Apple vừa gửi thư cho một người sống ở Trung Quốc, yêu cầu ngừng đưa thông tin về các nguyên mẫu iPhone chưa ra mắt của hãng.
- 29-07-2021Apple báo tin buồn cho iFan
- 19-07-2021Apple tiếp tục "bóp" hiệu năng iPhone: Thêm một vụ #batterygate phiên bản 2021?
- 16-07-2021Một tính năng "xịn xò" bị Apple loại khỏi iPhone 13
- 16-07-2021Vì sao sản phẩm Apple bắt đầu bằng chữ "i"? Ai cũng nghĩ "i" là viết tắt của "internet" nhưng còn cả tá ý nghĩa đằng sau
- 14-07-2021Apple ra mắt iPhone 14 Max thỏa mãn giấc mơ mua iPhone "giá mềm" của iFan?
Theo Vice, Apple đã gửi một lá thư yêu cầu một người sống ở Trung Quốc ngừng quảng cáo các nguyên mẫu iPhone bị rò rỉ và đánh cắp. Công ty đã đưa ra 2 lý do chính lý giải tại sao họ yêu cầu các "leaker" này chấm dứt việc rò rỉ thông tin về iPhone.
Thứ nhất, việc tiết lộ các thông tin rò rỉ đã lấy đi sự phấn khích tại các sự kiện ra mắt iPhone. Khi các thông tin rò rỉ xuất hiện liên tiếp, công chúng không còn cảm thấy ngạc nhiên với những gì Apple giới thiệu.
Một lý do khác mà Apple đưa ra là "các nhà sản xuất phụ kiện bên thứ 3 có thể phát triển và bán các loại vỏ ốp, phụ kiện khác không thực sự tương thích với sản phẩm chưa được phát hành".
Apple rất muốn hạn chế các thông tin rò rỉ về sản phẩm nhưng thất bại.
Bức thư được viết bởi một công ty luật Trung Quốc đại diện cho Apple có đoạn ghi: "Những tình huống như vậy gây tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng và Apple. Do đó, rõ ràng là khi thông tin chưa được công bố về thiết kế, hiệu suất của các sản phẩm Apple được giữ bí mật, nó mang đến những giá trị tiềm năng về mặt thương mại".
Trong bức thư, Apple nói rằng các "leaker" đang đưa ra "một lượng lớn thông tin liên quan đến sản phẩm chưa được phát hành và sản phẩm tin đồn của Apple".
Họ gọi những người này là "tiết lộ bí mật thương mại của Apple một cách bất hợp pháp". Trước đó, công ty này từng có hành động pháp lý để chống lại những hoạt động tương tự, nhưng đến từ các nhà cung cấp phụ kiện. Năm 2016, Apple đã kiện Mobile Star LLC vì sản xuất adapter giả, dây sạc và các sản phẩm khác. Vụ kiện nhắm vào chuỗi cung ứng của Mobile Star gồm những người làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Apple và cung cấp số lượng lớn các sản phẩm mang nhãn hiệu Apple.
Tháng trước, Apple đã đe doạ sẽ thực hiện các hành động pháp lý chống lại các leaker. Hồi tháng 3, Apple đã yêu cầu các đối tác lắp ráp iPhone gồm Foxconn và Wistron kiểm tra lý lịch với tất cả công nhân trong dây chuyền lắp ráp của họ.
Làm việc với lương thấp, công việc lặp đi lặp lại nhàm chán, những nhân viên này có thể dễ dàng nhận được thù lao để đổi lấy thông tin, hình ảnh hoặc phần cứng thực tế từ các mẫu iPhone chưa được phát hành.
Mặc dù CEO Tim Cook được cho là phản đối kịch liệt việc rò rỉ thông tin iPhone, việc loại bỏ chúng không hề dễ dàng. Năm 2017, Apple đã triệu tập một cuộc họp nội bộ để giải quyết vấn đề rò rỉ thông tin nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả rõ ràng.
Nhiều "leaker" thậm chí muốn tạo dựng sự nghiệp từ những dòng tweet trên mạng xã hội. Một số người đã phát triển được lượng người theo dõi khổng lồ bằng cách công bố các thông tin chính xác về sản phẩm Apple trước khi hãng chính thức ra mắt sản phẩm.
Apple không phải công ty duy nhất tìm cách chống lại những leaker. Đầu tháng này, Samsung cũng đang tìm cách xoá bản quyền các hình ảnh và video rò rỉ về các sản phẩm chưa được phát hành, trong một nỗ lực muốn xoá chúng khỏi Internet. Kế hoạch này, tất nhiên, cũng chưa có hiệu quả khi mà thông tin, hình ảnh rò rỉ của Galaxy Z Flold 3, Galaxy Z Flip 3 hay Galaxy Watch 4 vẫn xuất hiện liên tục những ngày gần đây.