MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ASEAN cần tận dụng cuộc cách mạng năng lượng tái tạo hậu Covid-19

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, liệu các quốc gia thành viên ASEAN có thể thực hiện cả quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và phục hồi kinh tế hậu Covid-19?

Covid-19 đã tác động nặng nề đến sự tăng trưởng kinh tế vốn đã "ảm đạm" trong năm 2019 tại Đông Nam Á do căng thẳng Mỹ Trung và những bất ổn Brexit.

Mới đây Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên ASEAN giảm 2,7% vào năm 2020. Trước đó vào tháng 4/2020, ADB dự báo mức suy giảm chỉ ở 1% trong năm 2020.

Bên cạnh đó, sự sụt giảm mạnh trong thương mại và du lịch quốc tế đã làm hoạt động kinh tế chậm lại, dẫn đến khả năng cao ASEAN sẽ phải đối mặt với một cuộc suy thoái lớn trong thời gian tới.

Mặc dù là cường quốc kinh tế của ASEAN, Singapore lại là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch Covid-19. Cụ thể, nền kinh tế quốc gia này suy giảm 41,2% trong quý II/2020. Ngoài ra, nền kinh tế lớn nhất ASEAN - Indonesia dự báo sẽ đối mặt với một đợt suy giảm kéo dài trong quý III/2020.

Nhằm củng cố hệ thống y tế và phục hồi hoạt động kinh tế, các quốc gia thành viên ASEAN đã chi 355.509 triệu USD, trong đó 50,6% được phân bổ để duy trì sức mua của người dân và doanh nghiệp. Hiện nay, chính phủ các nước đều đang nhắm đến mục tiêu khôi phục nền kinh tế hình chữ L.

Do chính sách giãn cách xã hội khu vực ASEAN, hầu hết các văn phòng, nhà máy và trung tâm thương mại đã đóng cửa, hàng triệu người dân phải ở nhà. Điều này dẫn đến nhu cầu về nguồn điện dự trữ từ năng lượng không tái tạo giảm mạnh.

ASEAN cần tận dụng cuộc cách mạng năng lượng tái tạo hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Mức tải điện của Singapore trong thời gian giãn cách xã hội. Nguồn: Cơ quan Thị trường Năng lượng Singapore

Covid-19 đã gây ra sự sụt giảm doanh số bán điện. Đáng chú ý, ở ASEAN, khi cấu trúc hệ thống ngành điện vẫn được tích hợp theo chiều dọc dẫn đến chính phủ các nước phải đối mặt với gánh nặng tài chính. Điều này đòi hỏi các quốc gia phải có tiềm năng tài chính lớn hơn để bù đắp chênh lệch doanh số, bên cạnh việc biểu giá điện vốn đã được trợ cấp rất nhiều.

Khi nhu cầu điện giảm, các nhà máy điện than có thể bị loại bỏ dần hay đóng cửa vĩnh viễn. Khi loại bỏ dần các khoản trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch, các nước thành viên ASEAN có thể có động lực thúc đẩy sản xuất điện carbon thấp.

Trên thực tế, các nước ngày càng nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, do vậy năng lượng tái tạo đã trở thành một giải pháp thay thế thích hợp. Ngoài ra, hầu hết các nhà máy điện năng lượng tái tạo đều có thể được giám sát và điều khiển từ xa. Điều này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, phần lớn tiền mặt trong gói kích thích của các nước thành viên ASEAN trong lĩnh vực năng lượng đều được phân bổ trực tiếp hoặc gián tiếp cho ngành điện.

Các quốc gia như Việt Nam, Brunei, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan hiện đang cung cấp các gói trợ cấp trực tiếp bằng cách giảm giá mạnh hóa đơn điện. Mức trợ cấp trực tiếp thường ở mức khác nhau, từ 125,31 triệu USD ở Malaysia đến 471 triệu USD ở Việt Nam.

Nguồn cung cấp sản xuất điện của ASEAN hiện chủ yếu là than, với công suất lắp đặt 62,7 GW tính đến năm 2018. Tại Indonesia, tỷ trọng công suất nhà máy điện than có thể đạt 46%, tiếp theo là Việt Nam với 39%, Philippines 37%. và Malaysia 31%.

Nói cách khác, khoảng 1/3 ngân sách kích thích dành riêng cho điện đã được trợ cấp cho các nhà máy điện sử dụng nhiều carbon nhất. Tương tự, phần lớn các gói kích thích Covid-19 trên khắp thế giới, với tổng trị giá 509 tỷ USD, đã được triển khai để tài trợ cho các ngành công nghiệp carbon cao.

Hợp tác ASEAN hậu Covid-19

Các nước thành viên ASEAN đã thực hiện các biện pháp chính sách khác nhau để đối phó với đại dịch Covid-19. Trước đó, các quốc gia đã tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 vào ngày 26/6/2020.

Tại hội nghị, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN đã tái khẳng định cam kết thành lập Quỹ Ứng phó ASEAN Covid-19. Hội nghị cũng tập trung vào cải thiện kết nối khu vực thông qua việc thực hiện Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025, nhằm thúc đẩy mạng lưới thương mại khu vực, hiệu quả chuỗi cung ứng và nguồn nhân lực.

Trong lĩnh vực năng lượng, Kế hoạch Hành động ASEAN về Hợp tác Năng lượng (APAEC) đã nhận ra nhu cầu chuyển đổi năng lượng sạch và đã đặt ra mục tiêu năng lượng tái tạo đạt 23%.

Tuy nhiên, hiện nay việc phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 lại không đáp ứng được mục tiêu năng lượng đề ra. Một điều mà chính phủ các nước không thể phủ nhận đó là chuyển đổi năng lượng sạch là chìa khóa để tăng cường an ninh năng lượng khu vực, cũng như đảm bảo sức khỏe người dân.

Chính phủ các nước thành viên ASEAN đã chứng minh được năng lực khi ứng phó với đại dịch Covid-19 bằng các can thiệp quyết đoán trong tình trạng khẩn cấp. Tương tự như vậy, người dân trong khu vực cũng có khả năng thích ứng tốt với những thay đổi trong xã hội.

Điều này cho thấy tiềm năng phát triển ngành năng lượng mới, ưu tiên cả về sức khỏe và phục hồi kinh tế. Các gói phục hồi nên tập trung "một mũi tên trúng hai đích", cụ thể là đầu tư vào chuyển đổi năng lượng với mức phát thải ròng bằng không.

Ngành điện "xanh" của ASEAN dựa vào chuỗi cung ứng và đầu tư nước ngoài nên dễ dàng bị tổn thương. Chuyên viên tại Trung tâm Năng lượng ASEAN, bà Monika Merdekawati cho rằng các quốc gia thành viên ASEAN cần đầu tư nhiều hơn vào khả năng sản xuất công nghệ năng lượng tái tạo. Cụ thể, một số nhà sản xuất linh kiện quang điện ử Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Singapore có thể mở rộng thị phần của họ trên thị trường khu vực.

Cuối cùng, bà Monika Merdekawati nhận định trong giai đoạn phục hồi kinh tế này, ASEAN cần hướng tới phát triển điện carbon thấp, vừa giúp nền kinh tế có sự linh hoạt hơn trong tương lai, đảm bảo người dân được tiếp cận điện, vừa giảm thiểu biến đổi khí hậu. 

Người đại diện Trung tâm Năng lượng ASEAN kết luận: "Đây là thời điểm thích hợp để các nước thành viên ASEAN hợp tác nhằm thu hẹp sự chênh lệch kinh tế bằng cách tăng cường tính minh bạch trong hệ thống quản trị và kinh doanh".

Q.L

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên