Ðất nông trường biến tướng
Quản lý đất nông lâm trường còn tùy tiện
Do buông lỏng quản lý, hàng trăm héc-ta đất nông lâm trường tại huyện Ba Vì, Hà Nội chậm được đưa vào sử dụng, bị bỏ hoang. Việc chuyển đổi quỹ đất này chậm và bị lấn chiếm, biến tướng gây thiệt hại lớn.
- 05-05-2022100.000 căn hộ condotel mòn mỏi chờ sổ hồng trong 8 năm qua
- 05-05-2022Bất động sản hai miền Bắc - Nam: Nên đầu tư ở đâu để sinh lời cao?
- 04-05-2022Trái chiều lợi nhuận "ông lớn" bất động sản: Kẻ thăng hoa, người gặp khó
Trong vai trò người tìm mua đất nông trường, chúng tôi tìm đến thôn Hoàng Long, xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) nơi có nông trường trại gà lớn nhất xã. Dừng xe chưa được một lúc, chúng tôi được một thanh niên từ đâu đi đến bắt chuyện. Qua màn chào hỏi, chúng tôi được biết anh thợ sửa xe tên Hùng này có bố mẹ là công nhân của nông trường trại gà trước kia. Gia đình anh có một mảnh đất được nông trường giao khoán ở khu vực thôn Hoàng Long và đang muốn tìm người để bán.
Anh Hùng cho chúng tôi xem hợp đồng giao khoán trồng cây lâu năm phủ xanh đồi trọc bảo vệ môi trường theo Nghị định của Chính phủ. Hợp đồng của bố mẹ anh, theo đó hợp đồng mang tên vợ chồng ông Trần Văn Dinh và Nguyễn Thị Hiện (Hoàng Long, Tản Lĩnh, Ba Vì) được Xí nghiệp Gà giống trứng dòng thuần Ba Vì giao cho 4.329 m2 từ ngày 10/9/1999. Thời hạn hợp đồng là 50 năm.
Khi chúng tôi hỏi về thủ tục giấy tờ trong việc chuyển nhượng khu đất này, anh Hùng nói: “Mọi giao dịch mua bán đều chỉ được ghi nhận bằng giấy viết tay giữa người bán và người mua. Hiện tại đất này là đất không ai quản lý nên Xí nghiệp Gà và UBND xã Tản Lĩnh đều không thể chứng nhận việc mua bán đất giữa các bên được”.
Cùng với tờ giấy chuyển nhượng viết tay có chữ ký của 2 bên, anh Hùng cho biết khách hàng sẽ được nhận đầy đủ hồ sơ của thửa đất mà Nông trường giao cho người dân gồm: 1 hợp đồng khoán đất trồng cây lâu năm theo NĐ01, 1 đơn xin nhận hợp đồng khoán sử dụng khai thác đất theo NĐ01, trích lục bản đồ đất giao khoán, biên bản bàn giao khoán đất hợp đồng khoán, sổ thanh toán khoán hộ gia đình.
Ngỡ đất nông trường không “sổ đỏ”, viết bằng trao tay nên giá rẻ nhưng anh Hùng cho biết, giá mỗi mét vuông ở đây khoảng 2 triệu đồng. Như vậy, mảnh đất hơn 4.000 m2 gia đình anh Hùng bán cũng có giá hơn 8 tỷ đồng. Anh Hùng không quên quảng cáo: “Chị mua ở đây xong làm trang trại nghỉ dưỡng cuối tuần. Ở đây toàn người nội thành về mua. Mua xong xây dựng không ai kiểm tra”, anh Hùng nói.
Xí nghiệp Gà giống trứng dòng thuần Ba Vì (thôn Hoàng Long, Tản Lĩnh, Ba Vì) giao khoán cho các hộ để trồng cây lâu năm. Tuy nhiên, gần đây, một số cá nhân, sau khi nhận chuyển nhượng đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng hàng loạt công trình trái phép.
Đứng trên đồi M3 thôn Hoàng Long (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì) dễ dàng thấy những ngôi nhà mái Thái, biệt thự xây dựng khang trang trên đất nông trường. Tại khu vực này có cả chục ngôi nhà được xây dựng kiên cố theo mô hình nhà vườn đã hoàn thiện và đi vào sử dụng. Nổi bật nhất là ngôi biệt thự lớn cao 3 tầng đã xây xong phần thô “mọc” bên trong khu đất rộng 3ha bạt ngàn cây ăn quả của trang trại Tùng Anh.
Tiền Phong