MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Âu Mỹ đã âm thầm 'quay xe' nhưng ta lại tăng tốc phát triển thứ này' - Người Trung Quốc tìm ra lời giải

18-12-2023 - 20:00 PM | Tài chính quốc tế

Bài viết được Sohu (Trung Quốc) đăng tải ít giờ trước.

'Âu Mỹ đã âm thầm 'quay xe' nhưng ta lại tăng tốc phát triển thứ này' - Người Trung Quốc tìm ra lời giải - Ảnh 1.

Hình minh họa.

"Âu Mỹ đã âm thầm dẹp bỏ nhưng ta lại tăng tốc xây dựng thứ này"

Điện gió là loại năng lượng sạch không gây ô nhiễm và chi phí vận hành gần như bằng 0. Ngay từ những năm 1930, các nước phát triển ở Châu Âu và Châu Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu sử dụng năng lượng gió và phát triển các thiết bị phát điện gió đầu tiên.

Đến cuối những năm 1970, nhà máy điện gió lớn nhất lúc bấy giờ đã được xây dựng ở Bang Bắc Carolina của nước Mỹ và các nước Châu Âu cũng đã làm theo.

Tuy nhiên vào cuối những năm 2000 - thời điểm mà lẽ ra loại năng lượng tái tạo này phải tỏa sáng rực rỡ thì chính các nước Âu Mỹ này lại tiến hành tháo dỡ các thiết bị phát điện gió ở quy mô lớn - đặc biệt là các "cối xay gió lớn" trên đất liền.

Tại sao những người vốn đã nghiên cứu và vận hành năng lượng gió hàng chục năm bỗng nhiên lại "quay xe"? Liệu việc khai thác loại năng lượng này có mối nguy hiểm gì hay sao?

'Âu Mỹ đã âm thầm 'quay xe' nhưng ta lại tăng tốc phát triển thứ này' - Người Trung Quốc tìm ra lời giải - Ảnh 2.

Lý giải được các nước Âu Mỹ đưa ra công khai đó là bảo vệ môi trường.

Điều đầu tiên họ lưu ý rằng việc tháo dỡ các"cối xay gió" là để bảo vệ các loài chim - những con vật tội nghiệp có thể bị những cánh quạt chặt phăng như dao rựa của tuabin gió.

Đặc biệt vào ban đêm, ánh sáng phát ra từ các tuabin gió rất hấp dẫn côn trùng và việc côn trùng tụ tập làm tăng số lượng chim xung quanh các tuabin gió để kiếm ăn - làm tăng nguy cơ va chạm, đặc biệt là khi chim di chuyển theo đàn.

'Âu Mỹ đã âm thầm 'quay xe' nhưng ta lại tăng tốc phát triển thứ này' - Người Trung Quốc tìm ra lời giải - Ảnh 3.

Theo thống kê, hơn 50.000 tuabin gió ở Mỹ giết chết 573.000 con chim mỗi năm, số lượng chim bị giết cũng tương tự ở các nước Châu Âu như Anh, Pháp, Đức.

Ngoài ra việc tua-bin gió khởi động đột ngột và âm thanh quay của cánh quạt sẽ khiến các loài chim nhạy cảm với tiếng ồn sống ở xung quanh sợ hãi, khiến chúng phải bay ra khỏi môi trường sống và không còn nơi nào để ẩn náu.

Thoạt nhìn thì lý giải này có vẻ hợp lý, nhưng tác động của việc xây dựng các tòa nhà chọc trời ở đô thị hay thậm chí là vật nuôi như mèo gấp hàng nghìn lần so với tuabin gió.

Rõ ràng là có những lý do khác dẫn đến việc họ tháo dỡ các tuabin gió.

'Âu Mỹ đã âm thầm 'quay xe' nhưng ta lại tăng tốc phát triển thứ này' - Người Trung Quốc tìm ra lời giải - Ảnh 4.

Đó chính là với các nhà tư bản, hiệu quả trên chi phí là yếu tố quan trọng nhất.

Để lắp đặt 1 tuabin gió có công suất khoảng 0,5 đến 2,0 Megawatt (MW), nhà khai thác phải bỏ ra khoảng 900.000 Euro (7 triệu Nhân dân tệ/24 tỷ đồng) nhưng nếu hiệu suất phát điện và độ ổn định không được đảm bảo, thua lỗ là khó tránh khỏi.

Đặc biệt là tua-bin gió còn có vấn đề chi phí và thời gian xử lý ô nhiễm.

'Âu Mỹ đã âm thầm 'quay xe' nhưng ta lại tăng tốc phát triển thứ này' - Người Trung Quốc tìm ra lời giải - Ảnh 5.

Tại sao Trung Quốc vẫn tăng tốc phát triển điện gió?

Lấy tuabin gió 2,5 MW ở Trung Quốc làm ví dụ, nó có thể tạo ra khoảng 5 triệu kWh (Kilowatt /giờ) điện và doanh thu chỉ khoảng 2 triệu Nhân dân tệ mỗi năm. Chi phí đầu tư cho nó có lẽ là hơn 7 triệu - thậm chí gần 10 triệu Nhân dân tệ (34,2 tỷ đồng).

Phải mất 4 hoặc 5 năm, mới có thể thu hồi được chi phí, và điều kiện tiên quyết là phải duy trì hoạt động liên tục và không xảy ra hỏng hóc nào gây ra chi phí bảo trì lớn.

Điều này là có thể, nhưng vấn đề chính ảnh hưởng tới việc sản xuất điện gió là sự phụ thuộc vào môi trường tự nhiên và tính không ổn định của nó.

Tuabin gió được thiết kế để đảm bảo rằng dù gió có mạnh đến đâu thì quá trình sản xuất điện vẫn ổn định. Nhưng nếu gió quá yếu, máy phát điện sẽ không hoạt động.

'Âu Mỹ đã âm thầm 'quay xe' nhưng ta lại tăng tốc phát triển thứ này' - Người Trung Quốc tìm ra lời giải - Ảnh 6.

Trong những năm gần đây, điều kiện thời tiết áp suất cực cao thường xuyên xảy ra ở Châu Âu khiến tốc độ gió ngoài khơi giảm đáng kể, gây suy yếu năng lượng gió trên đất liền.

Ngoài ra, mặc dù các nước Châu Âu có tiềm lực kinh tế lớn nhưng nhìn chung họ có lãnh thổ nhỏ nên khó đạt được hiệu quả sản xuất điện gió quy mô lớn.

Nước Mỹ rộng lớn nhưng địa hình chủ yếu là đồng bằng và các tua bin gió chỉ có thể được lắp đặt trên các đỉnh núi, dãy núi hoặc cao nguyên có gió mạnh.

Tất cả các yếu tố trên dẫn đến sự phát triển điện gió ở Âu Mỹ thiếu hẳn một lợi thế "bẩm sinh".

Ngoài ra khi đạt được "tuổi thọ" nhất định, chi tiết của các thiết bị năng lượng gió vẫn cần phải được thay thế và chúng là nguồn gây ô nhiễm. Được biết 14.000 cánh quạt sẽ bị loại bỏ ở Châu Âu vào cuối năm nay và nước Mỹ cũng sẽ thải ra 210 tấn rác thải nhựa liên quan đến thứ này.

'Âu Mỹ đã âm thầm 'quay xe' nhưng ta lại tăng tốc phát triển thứ này' - Người Trung Quốc tìm ra lời giải - Ảnh 7.

Nguồn tài nguyên gió của Trung Quốc được đánh giá là dồi dào, rải khắp các khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Quốc và Nội Mông, cũng như cao nguyên Thanh Tạng.

Tốc độ gió đạt hơn 3 m/s (10,8 km/h) trong gần 4.000 giờ mỗi năm và trữ lượng năng lượng gió ở độ cao 50 mét tương đương 1,85 tỷ kWh.

Ngoài ra, các khu vực như Tây Bắc Trung Quốc và Nội Mông rất rộng lớn và thích hợp cho việc lắp đặt quy mô lớn các tuabin gió.

Quan trọng hơn, Trung Quốc đã tự sản xuất được các tuabin gió, bỏ qua chi phí nhập khẩu thiết bị.

Hiện trên thế giới chỉ có hai nước sản xuất tuabin gió 5 MW (Megawatt) và lần lượt là Hà Lan và Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã tiến thêm một bước nữa và sản xuất được tuabin gió 16 MW trong năm 2023.

Nó có nghĩa là gì? Chỉ một vòng quay của "cối xay gió" đã khai thác đủ lượng điện một hộ gia đình tầm trung sử dụng trong 1 tháng.

'Âu Mỹ đã âm thầm 'quay xe' nhưng ta lại tăng tốc phát triển thứ này' - Người Trung Quốc tìm ra lời giải - Ảnh 8.

Theo Hoài Giang

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên