Australia xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên
Chính phủ Australia đã quyết định đầu tư 1,25 tỷ AUD để xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên ở bang Tây Australia nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát và sử nguồn tài nguyên chiến lược.
- 28-08-2023“Giảm phát kiểu Nhật Bản” liệu có xảy ra đối với kinh tế Trung Quốc?
- 28-08-2023Để Trung Quốc kiểm soát lĩnh vực quan trọng hàng đầu thế giới, Mỹ thừa nhận “dễ bị tổn thương”
Theo cựu Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Australia Kim Beazley, ngành công nghiệp khai thác và xử lý đất hiếm có vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu được trong tất cả các ngành công nghiệp điện tử và vũ khí hay phát triển năng lượng xanh. Trong khi đó, Australia là một quốc gia có nguồn tài nguyên đất hiếm dồi dào, nhưng lại không có cơ sở xử lý và sử dụng trực tiếp, mà chỉ chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trong bối cảnh những thay đổi địa chính trị kết hợp với các tiêu chuẩn môi trường ngày càng tăng, Australia cần xây dựng một ngành công nghiệp đất hiếm bền vững phù hợp với chiến lược bảo đảm chuỗi cung ứng quốc gia. Đây cũng là lý do nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên của Australia được xây dựng với tổng kinh phí đầu tư lên tới 1,25 tỷ AUD.
Khi quá trình chuyển đổi năng lượng ngày càng tăng, đất hiếm cần thiết cho quá trình điện khí hóa nền kinh tế toàn cầu là điều tối quan trọng và Australia đang sở hữu lợi thế đứng đầu về nguồn tài nguyên sẵn có để xây dựng ngành công nghiệp đất hiếm trong nước. Đây cũng là một phần trong chiến lược khoáng sản quốc gia của Australia.
Theo đó, ngành công nghiệp đất hiếm có thể tạo ra 115.000 việc làm và đóng góp 71 tỷ AUD vào ngân sách quốc gia vào năm 2040. Việc xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên tại Eneabba, bang Tây Australia chỉ là bước khởi đầu cho chiến lược khoáng sản quốc gia. Hàng loạt các dự án xây dựng tương tự khác sẽ bắt đầu được triển khai rộng khắp trong cả nước vào thời gian tới, trong đó có nhà máy Balranald ở bang New South Wales và dự án phát triển Wimmera tại bang Victoria.
VOV