MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ba bài học trên thương trường mà tỷ phú Jack Ma muốn gửi gắm đến những người trẻ có ước mơ, hoài bão làm giàu: Điều số 2 ai ai cũng phải ghi nhớ!

22-10-2018 - 22:12 PM | Sống

Jack Ma, người đồng sáng lập, biểu tượng của tập đoàn công nghệ khổng lồ Trung Quốc Alibaba cho biết ông sẽ trở lại giảng dạy sau khi từ chức chủ tịch tập đoàn. Ông đã lên “giáo án” cho những bài học của mình để gửi gắm đến người trẻ đang nuôi dưỡng khát khao, hoài bão làm giàu.

Jack Ma, một trong những tỷ phú lẫy lừng thế giới từ lâu đã trở thành gương mặt quen thuộc đối với nền giáo dục. Ông từng là giảng viên tiếng Anh trước khi thành lập Alibaba và hiện nay, dưới sự giám sát của ông, công ty đã và đang tiến hành các chương trình giảng dạy về thương mại điện tử và kinh doanh. 

Vị tỷ phú này còn ấp ủ nhiều điều để truyền đạt đến các doanh nhân trẻ đầy tham vọng. Xét cho cùng, sự chuyển đổi từ nhà kinh doanh nghiệp dư thành một trong những người giàu nhất thế giới là vị trí mà ai nấy đều muốn nhìn vào để học tập và rút kinh nghiệm. 

Tuần trước, Jack Ma đã phát biểu tại khu nghỉ mát thuộc đảo Bali, Indonesia, chỉ ra ba bài học mà ông muốn truyền đạt đến lứa doanh nhân trẻ thế hệ tiếp theo.

Ba bài học trên thương trường mà tỷ phú Jack Ma muốn gửi gắm đến những người trẻ có ước mơ, hoài bão làm giàu: Điều số 2 ai ai cũng phải ghi nhớ! - Ảnh 1.

Tỷ phú Jack Ma đã lên “giáo án” cho những bài học của mình để gửi gắm đến người trẻ đang nuôi dưỡng khát khao, hoài bão làm giàu.

1. Đừng chờ đợi sự sẵn sàng từ xã hội, hãy là người tiên phong

Thông thường, con người ta thường không hành động theo ý tưởng của mình vì nghĩ rằng xã hội chưa sẵn sàng đón nhận những gì họ đang ấp ủ.

Tại cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tại Bali, ông phát biểu: "Nếu mọi thứ đã sẵn sàng, sự tồn tại của bạn không có giá trị".

Đó là một bài học mà vị tỷ phú đúc kết được từ chính kinh nghiệm bản thân. Khi Jack Ma thiết lập nên Alibaba vào năm 1999, rất ít người biết đến và truy cập vào Internet, càng ít người sử dụng nó để thực hiện giao dịch mua và bán hơn. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, công ty đã trở thành một trong những đế chế công nghệ lớn nhất thế giới, với các doanh nghiệp trong ngành thương mại điện tử, thanh toán kỹ thuật số, truyền thông xã hội và nhiều hơn thế nữa.

2. Cuộc sống không bao giờ dễ dàng, hãy biết chấp nhận sự từ chối

Theo Jack Ma, người trẻ cần học cách chấp nhận sự từ chối từ người khác. Làm quen với lời từ chối giúp giảm bớt sự sợ sệt, khiến họ lạc quan hơn, thúc đẩy họ tiếp tục tiến lên phía trước ngay cả khi cuộc sống trở nên khó khăn.

Bản thân vị cựu chủ tịch Alibaba cũng đã kể lại nhiều câu chuyện về những lời từ chối mà ông nhận được trong cuộc sống, chẳng hạn như khi ông bị từ chối một vị trí làm việc tại chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh KFC.

Nhưng làm thế nào để phát triển sự can đảm ấy? Theo ông, nó đòi hỏi con người phải thay đổi từ tư duy nhận thức. Jack Ma nói: "Ví dụ bạn là một nhân viên bán hàng và phải rao bán số hàng mình có trên đường phố, bạn nên tự nhủ với chính mình: ‘Hôm nay tôi sẽ chào hàng tới 10 người, nhưng tất cả họ đều từ chối, đó là điều hoàn toàn bình thường’. Làm được như vậy, bạn sẽ giúp bản thân mình duy trì được trạng thái lạc quan, hạnh phúc. Nếu sau đó bạn bán được hàng cho một người trong số họ, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ tuyệt vời".

3. Đừng học cách để thành công

Hành trình xây dựng Alibaba trở thành một trong những công ty công nghệ lớn mạnh nhất thế giới của Jack Ma hiển nhiên được coi là một câu chuyện thành công.

Nhưng chính xác những gì mà ông làm để có được thành công ấy không phải là điều mà ông muốn chia sẻ với người trẻ đang ở giai đoạn đầu phát triển sự nghiệp.

Jack nói: "Chúng tôi không bao giờ dạy người ta cách để thành công. Harvard, Yale có thể đã làm như vậy… Nhưng khi mọi người học quá nhiều câu chuyện về thành công, họ sẽ nghĩ rằng mình cũng có thể dễ dàng có được nó".

Thay vào đó, ông muốn dạy người khác cách vượt qua thử thách để họ chuẩn bị hành trang bước vào lĩnh vực kinh doanh đầy khắc nghiệt.

"Cái chúng tôi muốn chia sẻ những sai lầm, thất bại mà chúng tôi từng mắc phải. Đó chính là những lỗi sai, những bài học chúng tôi đúc kết được để tạo nên tiến bộ".

Nguyễn Nguyễn

CNBC.com

Trở lên trên