Ba kiểu người dù có cố gắng thế nào cũng không thể thành công, bạn có nằm trong số đó không?
Có những người làm ở công ty đã lâu năm, cần cù chăm chỉ, đi sớm về tối nhưng mãi vẫn không được thăng chức tăng lương, không được sếp xem trọng. Họ điển hình cho tuyp người dù cố gắng đến đâu cũng không thể thành công.
- 27-03-2020Đôi bạn 9X Việt startup tại Phần Lan - Forbes 30 under 30 châu Âu: May mắn vì gọi vốn thành công ngay trước "thiên nga đen" Covid-19, tự tin cả đội sẽ vượt qua cơn bão lớn!
- 27-03-2020Bạn tôi lương năm là 900 triệu đồng đã nhảy việc thành công với mức lương năm là 1,2 tỉ đồng: Rủi ro giống như virus, nếu không ngăn chặn kịp sẽ trở thành đại dịch phủ kín đời bạn!
- 27-03-2020Người thành công không tự nhiên may mắn, bí quyết nằm ở 8 hành vi cực đơn giản nhưng giúp họ nắm được cơ hội ít người thấy
Tin rằng có rất nhiều người hiện nay đều mang trong mình suy nghĩ: "Chỉ cần có thể chịu khổ, chỉ cần cố gắng, nhất định sẽ thành công." Thật sự, suy nghĩ này là sai. Cố gắng chỉ là một kiểu trạng thái, ở trong mắt sếp, bạn cũng chỉ là một người "rất cố gắng" mà thôi.
Thực ra, trong mắt sếp, nếu một nhân viên luôn trong trạng thái cố gắng nhưng không hiệu quả, không có thành tựu trong công việc thì nhân viên này không đáng nhắc đến. Đây cũng là lý do tại sao rõ ràng bạn làm ở công ty đã lâu năm, cần cù chăm chỉ, đi sớm về tối nhưng mãi vẫn không được thăng chức tăng lương, không được sếp xem trọng.
Và tất nhiên, cứ như vậy bạn sẽ bắt đầu oán trách sếp bạn "không có mắt nhìn người", không nhìn thấy sự cố gắng của bạn, cảm thấy ấm ức, nhưng bạn phải biết rằng, thời gian dành cho công việc chưa chắc đã tỉ lệ thuận với thành tựu công việc mà bạn đạt được.
Vậy nên đừng để bản thân trở thành ba kiểu người "càng cố gắng càng thất bại" dưới đây.
Không biết quản lý sức lực, chỉ biết nỗ lực tuyến tính
Tư duy tuyến tính là lối tư duy một chiều, trực tiếp, nhìn nhận vấn đề theo quy luật tuyến tính, thiếu linh hoạt.
Người có lối tư duy tuyến tính trong cuộc sống và công việc thường chỉ có thể dựa vào cố gắng nỗ lực của bản thân để tăng hiệu suất lên 10%, ngoài ra nếu muốn hơn thì rất khó.
Tôi có quen một người chuyên đi khiêng cáng cứu thương của bệnh viện, công việc vất vả, ngày nào anh ấy cũng làm đến nhức mỏi chân tay, nhưng lương nhận được lại ba cọc ba đồng.
Bạn bè xung quanh thấy thế khuyên anh ấy đổi việc, nhưng anh ấy lại cho rằng chỉ cần làm tốt việc này, về sau không việc gì anh ấy không làm được.
Trong hệ thống y tế, người khiêng cáng bệnh không được tính là nhân viên kĩ thuật chuyên nghiệp vì thế cơ hội thăng tiến gần như bằng không, đồng nghĩa với việc dù anh bạn này của tôi có cố gắng hơn nữa, chăm chỉ hơn nữa thì thứ anh ấy nhận được chỉ là đồng lương ít ỏi so với bạn bè.
Không biết quản lý lực chú ý
Nhà văn Nhật Bản Yataro Matsuura từng nói: "Chỉ cần bạn nghiêm túc, bạn có thể tập trung vào một việc trong vòng ba giờ đồng hồ liên tiếp."
Quản lý lực chú ý là nâng cao năng lực tập trung. Chính là năng lực tập trung toàn bộ tinh thần sức lực vào một việc, cũng có thể coi nó là một kiểu trạng thái "dòng chảy".
Dòng chảy là là một thuật ngữ tâm lý, là trạng thái tâm trí hoạt động mà trong đó cá nhân thực hiện một hành động được "nhúng" ngập trong dòng cảm xúc và sự tập trung nguồn năng lượng, tham dự một cách toàn vẹn và tận hưởng trong quá trình hoạt động diễn ra.
Biểu hiện điển hình của trẻ nhỏ khi không tập trung học tập là xoay bút, nhìn ra ngoài, nghịch tay, gõ bàn,…
Biểu hiện của người trưởng thành không tập trung chủ yếu là lúc nào cũng bận rộn đối phó với đủ mọi quấy rối, nhiễu sóng trong cuộc sống.
Thế nên, quản lý lực chú ý có thể kiểm tra một người trông rất bận rộn có thật sự bận rộn hay không, đã đi vào trạng thái dòng chảy chưa, hay chỉ là mất công vô dụng, chỉ làm ra vẻ như vậy.
Không biết quản lý thời gian
Một người có thể đọc một tờ báo mất mười phút, cũng có thể mất nửa ngày; một người bận rộn dọn dẹp nhà cửa chỉ mất một tiếng, nhưng một người vô công rồi nghề có thể dành mất cả một ngày.
Quét nhà mất một tiếng, lau nhà một tiếng, lau cầu thang một tiếng,…
Như định luật Parkinson: "Công việc luôn tự mở rộng ra để chiếm đủ thời gian được ấn định cho nó."
Nói cách khác, công việc luôn sẽ bị kéo dài đến phút cuối cùng mới có thể hoàn thành được.
Nhà văn Lev Nikolayevich Tolstoy từng nói: "Giá trị của đời người không phải dùng thời gian để đo mà là dùng độ sâu để đo."
Nếu không biết cách quản lý thời gian, thì sẽ bị trì hoãn, bận rộn lung tung, thời gian mất càng nhiều, hiệu suất công việc càng thấp, giá trị càng giảm.
Cuối cùng khi bạn cố gắng không đúng cách, thì những thứ bạn gọi là khổ, thật sự không đáng nhắc đến.
Trí thức trẻ