Bà Phạm Chi Lan nói về Donald Trump và câu chuyện ứng xử của Việt Nam
"Ngoài tác động của Trump vào thay đổi của nước Mỹ, chúng ta chịu tác động của nhiều nhân tố, chính trị, kinh tế thế giới còn nhiều chao đảo", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói tại hội thảo "Doanh nghiệp Việt Nam trước cục diện thị trường Mỹ và thế giới sau Trump" do BSA tổ chức.
- 05-12-20163 kịch bản kinh tế Việt Nam khi TPP đảo chiều
- 02-12-2016"Nền kinh tế Việt Nam có 4 động cơ thì 3 đang trục trặc!"
- 29-11-2016Nhìn lại kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm qua các con số
-
Nông sản thực phẩm Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm. Đó là thiếu liên kết trong sản xuất, tiêu thụ; thiếu vốn và kinh phí; cơ sở, trang thiết bị chưa đáp ứng...
"Năm 2017, các nước còn nhiều tranh cử, chủ nghĩa dân tộc sẽ mạnh lên. Làm thế nào để thay đổi cách tiếp cận với Liên minh châu Âu cùng cách đi với từng nước, như với nước Anh, để phòng trường hợp họ phân rã khỏi Liên minh châu Âu, Việt Nam vẫn có cách để quan hệ”, bà Lan nói thêm.
Trump đang tạo ra sự thay đổi ở một đỉnh cao mới
“Thế giới đang có nhiều chấn động mới xảy ra, nạn khủng bố, IS, khó nước nào có thể nói mình an toàn trước nguy cơ khủng bố. Trước khi Trump lên đã có chuyện Anh rời bỏ EU, chủ nghĩa dân tộc đã bắt đầu xuất hiện, nhưng Trump đẩy chủ nghĩa dân tộc lên mức cao hơn, kết hợp với các sức cộng hưởng vào những cái đang diễn ra trên thế giới. Những gì diễn ra thời ông Trump lên nắm quyền không biết thế nào, nhưng tôi cùng đồng ý với nhiều ý kiến cho rằng không phải cá nhân tổng thống có quyền quyết định tất cả”, bà Lan nói.
Bà Phạm Chi Lan cho rằng cách thức tranh cử của ông Trump rất khác, tìm cách đánh vào các cộng đồng khác lâu nay bị bỏ ra ngoài lề, nhưng khi lên nhậm chức chắc chắn ông sẽ hành động khác. “Trump đang đối xử với Trung Quốc bằng việc chọc vào những điểm Trung Quốc yếu nhất, như cuộc điện đàm với bà Thái Anh Văn, người đứng đầu Đài Loan, phá vỡ một thông lệ từ 40 năm nay... Dường như ông Trump đang “ngã giá” với Trung Quốc cho một cuộc chơi mới, rằng 'Tôi không buông để anh hoàn toàn làm chủ cuộc chơi này đâu'”, bà Lan cho biết.
Cũng theo bà Lan, một loạt động thái của Trump trong chiến dịch tranh cử như yêu cầu Hàn Quốc, Nhật Bản nâng cao khả năng quốc phòng, sẵn lòng rút các lực lượng Mỹ đóng tại Hàn Quốc trừ phi Seoul phải đóng góp chi phí lớn hơn cho việc duy trì lực lượng này. Cân nhắc cho phép Hàn Quốc và Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân, thay vì dựa vào “chiếc ô” hạt nhân của Mỹ… là để Mỹ có giá mặc cả cao hơn.
Bên cạnh đó, việc bác bỏ TPP trước hết vì lợi ích nước Mỹ, hay tuyên bố buông bây giờ để sau này trở lại đàm phán có lợi thế tốt hơn cho Mỹ? Muốn đàm phán song phương chứ không đa phương để nước nào cũng có vị thể thấp hơn so với Mỹ… Nhưng nước Mỹ không thể vĩ đại trở lại khi không trở thành “anh cả” của thế giới.
Theo bà Lan, kết quả của loạt chính sách trên vẫn là một dấu hỏi và phải chờ thêm xem chính sách của Trump sẽ diễn biến thế nào vì không ai có thể nói trước được.
Việt Nam nên có nhiều kịch bản
Về mối quan hệ với Mỹ, bà Lan cho rằng: “Với con người Trump, một nhà kinh doanh, mối quan hệ là quan trọng nhất. Việt Nam phải dựa vào các hiệp định song phương với Mỹ để kết nối quan hệ. Nhưng Việt Nam phải tạo ra cái gì đó để những người làm việc với ông Trump thấy được những lợi ích mà họ có được để làm ăn lâu dài với Mỹ”.
"Ngoài tác động của Trump vào thay đổi của nước Mỹ, chúng ta chịu tác động của nhiều nhân tố, chính trị, kinh tế thế giới còn nhiều chao đảo. Năm 2017, các nước còn nhiều tranh cử, chủ nghĩa dân tộc sẽ mạnh lên. Làm thế nào để thay đổi cách tiếp cận với liên minh châu Âu, cùng cách đi với từng nước, như với nước Anh, để phòng trường hợp họ phân rã khỏi Liên minh châu Âu, Việt Nam vẫn có cách để quan hệ", bà Lan cho biết.
Nhìn vào những thách thức đối với thị trường nội địa, bà Lan đưa ra nhiều cảnh báo: “Thái Lan đang là người tận dụng tốt nhất thị trường nội địa Việt Nam. Trong khi thế giới đang bị phân cực, phân rã, công nghệ đang thay đổi các chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam phải thay đổi cách tham gia. Những thay đổi do môi trường, nguồn nước, nguồn năng lượng… sẽ xảy ra tranh giành nhau nguồn nước, nguồn năng lượng, thách thức vô cùng lớn. Việt Nam đã khan hiếm nguồn nước ở Tây Nguyên và Nam bộ, hạn hán đã xảy ra. Biến đổi về dân số già đi và đô thị hóa làm thay đổi mạnh về cấu trúc tiêu dùng, đồng nghĩa đòi hòi yêu cầu sản phẩm về chất lượng cao hơn. Sẽ qua dần thời giá rẻ”.
“Tất cả sẽ ập đến cùng một lúc, chúng ta phải nhìn xung quanh và biết kết nối để đối phó, chứ không thể ngồi chờ ông Trump có kế hoạch thế nào. Áp lực từ xu hướng tự động hóa khiến Việt Nam sẽ mất 86% việc làm so với sử dụng lao động giá rẻ, đó là thách thức hiện hữu, không chỉ thay đổi trên chính trường.
Nếu Việt Nam chỉ làm gia công khâu may, lợi ích của Việt Nam chỉ được 10% so với 50 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Chúng ta đừng ngộ nhận, các doanh nghiệp dệt may phải rất tỉnh táo trước thế mạnh lao động giá rẻ, nếu khôn chỉ nhường cơ hội cho người khác, vì lợi nhuận là người cung cấp đầu vào, cung cấp nguyên liệu”, bà Lan phân tích.
Nông nghiệp tạo mũi nhọn đột phá để thay đổi
Về nông nghiệp, theo bà Lan, khu vực tập trung rất nhiều lao động, nhưng có những bộ phận năng suất hoàn toàn không thấp. 85% giá trị thặng dư từ lúa gạo Việt Nam do 30% hộ gia đình làm, năng suất đâu có thấp. Vậy năng suất thấp là ở đâu? Do diện tích hẹp, mỗi hộ chỉ được Nhà nước cho phép dưới 0,5ha, lại bị phân chia thành nhiều mảnh, làm sao cơ giới hóa đất đai? Tự mình phân tán ra đã kéo năng suất xuống.
“Tôi hoàn toàn tin nông nghiệp có thể thay đổi được, nhất là nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long. Từng tỉnh với quy mô vừa phải để bắt đầu cái mới, từ chính quyền địa phương đến những nhà khoa học, cùng nông dân đi theo các chuẩn quốc tế để đi lên. Tín hiệu mừng là báo cáo 2035 có đề cập đến nguồn lực đất đai, cái cách toàn bộ hệ thống đất đai để biến quyền sử dụng đất thành quyền tài sản của nông dân. Thủ tướng cũng vừa đưa ra nghị định đó xong. Doanh nghiệp có thể tận dụng chủ trương này để phát triển nông nghiệp", bà Lan nói.
“Đối với doanh nghiệp, muốn hay không buộc phải chuyển sang một cấp độ tương lai mới cao hơn. Nông nghiệp Việt Nam đã đi từ thuần nông sáng giai đoạn chuyển đổi trong thời gian 15 năm, chẳng lẽ doanh nghiệp không chuyển đổi kịp như người nông dân? Phải sẵn sàng với các thay đổi trên nhiều mặt ở toàn cầu, coi trọng nhiều hơn nhân tố công nghệ, quản trị, con người, kết nối trong và ngoài nước, hình thành từng bó đũa để cạnh tranh với bên ngoài”, bà Lan kết luận.
BizLIVE