Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ xây dựng dự án trung tâm logistics hơn 30.000 tỷ đồng
Hội đồng xét duyệt đề án Trung tâm logistics Cái Mép hạ do đồng chí Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch hội đồng xét duyệt đã nhất trí chọn đề án của đơn vị tư vấn Liên doanh Nippon Koei - Nhật Bản để tiến hành xây dựng.
- 15-11-2016Indo Trans Logistics gia nhập “cuộc chơi mới” trong mảng express tại Việt Nam
- 04-11-2016Dệt may Việt Nam có thể tiết kiệm hơn 1 tỷ USD từ giảm chi phí logistics
- 01-11-2016Sotrans – Con đường đến với vị trí Top 3 các công ty logistics Việt Nam
- 26-10-2016Chi phí logistics trong thương mại điện tử còn cao
Hội đồng xét duyệt cho rằng, đề án của Liên doanh Nippon Koei - Nhật Bản là phương án có tính thực tiễn và khả thi cao nhất, được các thành viên hội đồng xếp loại 10A. Đề án dựa trên nguyên tắc bảo tồn hệ sinh thái hiện hữu và dựa theo kịch bản sản lượng hàng hóa thông qua Trung tâm logistics Cái Mép hạ đến năm 2030 ước đạt hơn 3 tỷ TEU. Thực hiện theo đề án này, tổng mức đầu tư dự toán khoảng 30.390 tỷ đồng.
Được biết, Đề án quy hoạch phát triển tổng thể dịch vụ logistics đã được tỉnh lập với quy mô hơn 1.000 ha, trong đó tập trung quy hoạch và kêu gọi đầu tư Trung tâm logistics quy mô khoảng 800 ha tại khu vực Cái Mép hạ, với mục tiêu phát triển khu vực này trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của quốc gia và quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại, đầu tư và hoạt động hiệu quả của các cảng biển, giảm chi phí và giá thành sản phẩm hàng hóa, nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Trung tâm logistics Cái Mép hạ bao gồm: một cảng nước sâu có diện tích khoảng 100 ha, chiều dài bến khoảng 1.800 m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải trên 100.000 DWT và ngay phía sau cảng là Trung tâm logistics với diện tích hơn 700 ha.
Tỉnh cũng đã đề xuất 5 mô hình đầu tư Trung tâm logistics Cái Mép hạ gồm: nhà nước đầu tư toàn bộ hạ tầng và cho thuê hạ tầng; doanh nghiệp (DN) nước ngoài đầu tư hạ tầng để khai thác toàn bộ hoặc cho thuê lại; DN trong nước đầu tư hạ tầng để khai thác hoặc cho thuê lại; DN trong nước kết hợp DN nước ngoài đầu tư hạ tầng để khai thác hoặc cho thuê lại; DN kết hợp với vốn nhà nước để đầu tư thực hiện (PPP).
Theo quy hoạch nhóm cảng biển Đông Nam bộ (nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, hệ thống cảng Bà Rịa - Vũng Tàu là cụm cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế kết hợp trung chuyển container quốc tế, tiếp nhận tàu có tải trọng trên 100.000 tấn.