MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bà Trương Mỹ Lan biện hộ hoàn cảnh phạm tội: Do muốn giúp Ngân hàng SCB

Bà Trương Mỹ Lan biện hộ hoàn cảnh phạm tội: Do muốn giúp Ngân hàng SCB

Cả 4 bị cáo trong gia đình bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn vạn Thịnh Phát) cùng nhận tội và xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Báo Tiền phong đưa tin, ngày 7/10, tại phiên tòa sơ thẩm của TAND TPHCM, xét xử vụ “đại án” Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, HĐXX cho các luật sư và bị cáo tự bào chữa.

Bà Trương Mỹ Lan đang bị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên án tù chung thân chung cho 3 tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Bà Trương Mỹ Lan biện hộ hoàn cảnh phạm tội: Do muốn giúp Ngân hàng SCB- Ảnh 1.

Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: NLĐ

Tự bào chữa, bị cáo Trương Mỹ Lan biện hộ cho hoàn cảnh phạm tội là do bà muốn giúp Ngân hàng SCB vì thời điểm đó ngân hàng này đang gặp khó khăn. Về mức án mà Viện Kiểm sát đề nghị, bà Lan nói “rất nặng nề” đối với bà. Dù vậy, bà Lan thừa nhận hành vi phạm tội, “hứa” dùng toàn bộ tài sản của để khắc phục hậu quả.

Chồng bà Lan là bị cáo Chu Lập Cơ (Chủ tịch HĐQT Công ty Times Square, bị đề nghị phạt từ 24 - 30 tháng tù về tội “Rửa tiền”) nói trước tòa rằng sẽ chấp hành các quyết định của HĐXX và cho biết đã nộp tiền để khắc phục hậu quả.

Ông Cơ bào chữa rằng, ông đã cao tuổi, đề đạt nguyện vọng với HĐXX mong được hưởng mức án nhẹ để sớm trở về đồng hành với bà Lan bồi thường thiệt hại.

Bà Trương Mỹ Lan biện hộ hoàn cảnh phạm tội: Do muốn giúp Ngân hàng SCB- Ảnh 2.

Bị cáo Chu Lập Cơ (chồng Trương Mỹ Lan, hàng đầu áo xanh nhạt). Ảnh: Lao Động

Cháu gái của bà Lan là bị cáo Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc Công ty WMC, bị đề nghị phạt từ 6 - 7 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”).

Trương Huệ Vân (cháu ruột của Trương Mỹ Lan, cựu Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor - WMC) giúp Trương Mỹ Lan phát hành 2 mã trái phiếu của Công ty An Đông, chiếm đoạt số tiền hơn 13.000 tỉ đồng. Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt Trương Huệ Vân 6-7 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

"Bị cáo hối hận về những chữ ký vội vàng của mình, từ chữ ký đó khiến cô bị bắt và dẫn tới vụ án có mấy chục nghìn bị hại. Cả 2 giai đoạn có gần một trăm bị cáo và nhiều gia đình vĩnh viễn mất đi người thân. Bị cáo không ngờ hậu quả vụ án quá kinh khủng", bị cáo Vân khóc và mong tòa khoan hồng cho bản thân, theo Dân Trí. 

Bị cáo Trương Huệ Vân cũng xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bà Trương Mỹ Lan và ông Chu Lập Cơ. Theo bị cáo Trương Huệ Vân, ông Chu Lập Cơ là người “đóng góp nhiều cho xã hội và bị tạm giam trong 2 năm qua đã đủ răn đe”.

Bà Trương Mỹ Lan biện hộ hoàn cảnh phạm tội: Do muốn giúp Ngân hàng SCB- Ảnh 3.

Bị cáo Trương Huệ Vân (cháu ruột Trương Mỹ Lan). Ảnh: Lao Động

Tự bào chữa, em dâu bà Lan là bị cáo Ngô Thanh Nhã (Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị đề nghị phạt từ 7 - 8 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”) cũng mong muốn HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm lại cuộc đời, chăm sóc mẹ già.

Theo cáo buộc, bị cáo Ngô Thanh Nhã được bà Trương Mỹ Lan giao cho làm Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Chủ tịch Công ty An Đông. Bà Nhã đã thực hiện chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, ký toàn bộ hồ sơ, tài liệu hợp thức việc phát hành trái phiếu của Công ty An Đông, từ đó tạo lập 2 mã trái phiếu phát hành vào năm 2018.

Bà Nhã bị cáo buộc giúp sức cho Trương Mỹ Lan phát hành trái phiếu, chiếm đoạt gần 25.000 tỷ đồng. Với hành vi trên, bà Nhã bị VKS đề nghị mức án 7-8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Người bào chữa cho bà Nhã đưa ra luận điểm rằng thân chủ của mình phạm tội do bị phụ thuộc, tin tưởng vào chị dâu (bà Trương Mỹ Lan). Quá trình thực hiện hành vi không nhận thức được việc ký vào các văn bản là giúp sức cho bà Lan chiếm đoạt tài sản.

Luật sư nói bị cáo Nhã chưa học hết cấp 3, không được đào tạo về nhân sự, tài chính, không biết về việc Công ty An Đông phát hành trái phiếu. Quá trình điều tra và tại tòa, bà Trương Mỹ Lan cũng thừa nhận các vấn đề trên do bị cáo quyết định.

Theo PV

Đời sống pháp luật

Trở lên trên