'Bác mừng tuổi cho cả 2 em cháu ở nhà nhé!' – Câu nói của con khiến tôi lặng người vì xấu hổ
Dù đã có màn tập rượt cách nhận lì xì cho con nhưng chị P. không ngờ lại xảy ra tình huống trớ trêu này.
- 23-01-20233 kiểu người càng lớn tuổi càng có phúc khí: Giàu có chưa chắc đã may, làm được điều này phú quý mới bền
- 23-01-2023Đến chơi nhà họ hàng vào ngày Tết, vừa bước vào cửa, con gái tôi đã có 1 hành động khiến bố mẹ nở mũi, mát mặt
- 23-01-20236 con giáp tài lộc tốt nhất năm Quý Mão: Tuổi Tuất làm gì cũng thuận, Thìn, Ngọ, Thân có bước đột phá lớn, thăng tiến không ngừng
- 23-01-20234 con giáp “thời tới cản không nổi” khi bước sang tháng 1, dễ ăn nên làm ra nhưng cần đặc biệt lưu ý tiểu nhân dòm ngó
- 23-01-2023"Bà trùm Hoa hậu" Phạm Kim Dung: Đợi ngày mặc áo cô dâu, làm đám cưới chính thức với đạo diễn Hoàng Nhật Nam
- 23-01-2023Nhạc trưởng Lê Ha My – nhân tài ‘hiếm’ của âm nhạc hàn lâm Việt Nam: Năng khiếu thiên bẩm sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu không khổ luyện
Cứ đến Tết là trẻ lại háo hức nhận tiền lì xì. Hễ khách đến chơi nhà hay tới nhà ai chơi, trẻ đều chạy ào ra nhận tiền mừng tuổi. Nhận lì xì vui là thế nhưng đôi khi hành động của trẻ chưa đúng mức khiến bố mẹ rơi vào cảnh "dở khóc, dở cười".
Câu chuyện của chị P., 33 tuổi (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) là một trường hợp như vậy. Chị P. có 3 con, lần lượt 9 tuổi, 7 tuổi và 3 tuổi. Trước Tết, dù công việc bận rộn nhưng chị vẫn dành thời gian hướng dẫn các con nhận lì xì, đảm bảo phép tắc lịch sự, thể hiện sự hiếu khách. Thậm chí, chị cùng con "ôn bài" mỗi ngày để tránh xảy ra sự cố, sai sót. Tuy nhiên, vào đúng mùng 2 Tết, vợ chồng chị vẫn rơi vào tình cảnh "muối mặt" vì con.
"Bác mừng tuổi cho cả 2 em cháu ở nhà nhé!" – Con hồn nhiên đi nói với tất cả mọi người
Vì 2 con sau còn nhỏ tuổi, đi lại nhiều sẽ mệt nên vợ chồng chị P. hạn chế đưa con đi chúc Tết, chỉ dẫn con trai lớn đi cùng. Mùng 2 Tết, chị sang nhà đối tác làm ăn để gửi lời chúc tốt đẹp. Khi đến nơi, ở đó còn có 2 gia đình khác đang ngồi uống nước, ăn bánh kẹo. Mọi người ai cũng vui vẻ, hào hứng, chia sẻ với nhau đủ chuyện thú vị.
Ảnh minh họa.
Cuối cùng cũng đến màn mà mọi đứa trẻ yêu thích, đó là nhận phong bao lì xì. Con trai chị P. được chủ nhà và khách của chủ nhà lì xì cho những bao lì xì đỏ thắm. Tưởng cậu bé sẽ vui vẻ nhưng ngay sau khi nhận xong, cậu bé phụng phịu nói ngay: "Bác mừng tuổi cho cả 2 em cháu ở nhà nhé!". Tất cả mọi người đều cười ồ lên. Một bác ở đó còn xoa đầu con trai chị P. và nói: "Thằng bé này khôn đáo để".
Nghe vậy, chị P. càng xấu hổ, ngượng ngùng. Chị ước có lỗ nẻ chui xuống để đỡ ngại vì con. Chị nghĩ bụng: "Có khi mọi người nghĩ tôi xui con lấy phần về cho 2 em ở nhà. Nhưng mọi người đâu hiểu là thằng bé khá tình cảm, đi đâu cũng nhớ đến các em ở nhà".
Dạy con "3 nên, 2 tránh" khi nhận lì xì
Sau tình huống trớ trêu đến không ngờ ấy, chị P. đã dạy con "3 nên, 2 tránh" khi nhận lì xì. Chị cũng tự nhận thấy bản thân còn thiếu sót trong quá trình dạy bảo các con.
3 điều cha mẹ nên dạy con khi nhận lì xì:
- Hiểu về ý nghĩa của lì xì: Khi chuẩn bị đón xuân, cha mẹ nên kể cho con nghe về tục lệ nhận lì xì. Câu chuyện sẽ giúp trẻ hiểu ý nghĩa của việc tặng lì xì đầu năm. Người lớn lì xì cho trẻ nhỏ không mang ý nghĩa vật chất quá nhiều mà để cầu mong cho trẻ khỏe mạnh, học hành thông minh và mang đến sự may mắn.
- Chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi chúc Tết: Cha mẹ cần dạy cho trẻ cách thưa gửi, chào hỏi khi khách đến chơi nhà hoặc đi chúc Tết. Đó có thể là những câu chúc đơn giản, dễ học và phù hợp với hầu hết mọi người. Điều này có thể đem tới niềm vui cho tất cả mọi người.
- Biết cách cảm ơn và nhận bao lì xì bằng hai tay: Khi nhận lì xì, trẻ cần mỉm cười, nhận lì xì bằng hai tay và nói lời cảm ơn. Điều này thể hiện sự tôn trọng và biết ơn của người nhận đối với người cho. Những cử chỉ lễ phép sẽ khiến tất cả mọi người cảm thấy hài lòng và vui vẻ.
2 điều cha mẹ cần dạy con tránh khi nhận lì xì
- Không xé phong bao lì xì khi đang ở trước mặt khách: Trong văn hóa Á Đông, mở bất cứ món quà nào trước mặt người tặng cũng được coi là thiếu lịch sự. Do vậy, cha mẹ cần dặn trẻ không nên mở ngay phong bao lì xì. Điều này sẽ giúp hai bên tránh được những rủi ro đáng tiếc, ví dụ khi đứa trẻ "khó chịu" vì tiền lì xì ít, khiến người tặng khó xử. Cha mẹ có thể cầm giúp hoặc chuẩn bị cho trẻ một chiếc túi nhỏ để đựng phong bao lì xì.
- Không chê ít hay đòi hơn từ người cho: Trước đây, tiền mừng tuổi chủ yếu là tiền hào, tiền xu bởi theo quan niệm, tiền lẻ thể hiện sự sinh sôi nảy nở, làm ăn phát đạt trong năm mới. Do vậy, tiền lì xì không quá quan trọng về vấn đề mệnh giá. Cha mẹ cần dạy trẻ không nên chê ít hay đòi hơn, đòi thêm từ người cho.
Phụ nữ Việt Nam