MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bác sĩ bệnh viện K Trung ương tư vấn cách phòng và điều trị u thanh quản: Phẫu thuật sớm đến ngăn bệnh tiến triển thành ung thư

03-08-2017 - 10:55 AM | Sống

Bệnh u thanh quản rất dễ bị nhầm lẫn với viêm thanh quản. Khi phát hiện các biểu hiện khàn giọng, khó thở, khó nuốt kéo dài, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe, khám nội soi để chẩn đoán bệnh sớm. Phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp tốt nhất để điều trị dứt điểm u thanh quản và giảm nguy cơ bệnh tiến triển thành ung thư.

Một nghiên cứu chỉ rằng, mỗi người nói trung bình 10.000 từ một ngày. Điều đó có nghĩa là các dây thanh quản của chúng ta phải hoạt động 10.000 lần mỗi ngày. Với cường độ làm việc liên tục như vậy, “sức khoẻ” của thanh quản rất cần sự quan tâm đúng mức. Trong chương trình Cùng bạn sống khỏe, phát sóng trên kênh VOV FM89, bác sĩ Nguyễn Tiến Hùng, chuyên khoa Tai mũi họng, bệnh viện K Trung ương cung cấp thông tin về căn bệnh u thanh quản và các cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả.

Cơ chế hoạt động và vai trò của thanh quản đối với sức khỏe toàn thân

Thanh quản là một cơ quan phát âm, giúp chúng ta nói, giao tiếp, tham gia các hoạt động xã hội... Ngoài ra, thanh quản còn có chức năng bảo vệ đường thở, nuốt thức ăn, tạo đường hơi để chúng ta có thể ngửi được dễ dàng. Khi có bệnh về thanh quản, biểu hiện trước tiên là khàn tiếng, sau đó là khó thở, khó nuốt.

Thanh quản là khối trụ chia làm 3 tầng: thanh môn, hạ thanh môn, thượng thanh môn. Tùy từng tầng mà các triệu chứng bệnh khác nhau. Khi tầng thanh môn xuất hiện tổn thương hoặc khối u, biểu hiện trước tiên là khàn tiếng, ở tầng hạ thanh môn là triệu chứng khó thở, còn tầng thượng thanh môn biểu hiện là triệu chứng khó nuốt.


Khi có biểu hiện khàn giọng đi kèm triệu chứng khó thở, khó nuốt kéo dài, bạn nên khám nội soi để phát hiện và chẩn đoán bệnh u thanh quản sớm.

Khi có biểu hiện khàn giọng đi kèm triệu chứng khó thở, khó nuốt kéo dài, bạn nên khám nội soi để phát hiện và chẩn đoán bệnh u thanh quản sớm.

Bệnh viêm thanh quản cũng có biểu hiện tương tự bệnh u thanh quản. Các dấu hiệu phân biệt điển hình là: Bệnh viêm thanh quản có biểu hiện là khàn tiếng nặng, liên tục, thậm chí bệnh nhân không nói được thành tiếng. Nhưng bệnh u thanh quản lại có các biểu hiện theo chiều hướng nhẹ hơn, bệnh nhân chỉ khàn tiếng từng lúc, mức độ nhẹ hơn, bệnh nhân vẫn nói được, đôi khi chỉ biểu hiện mệt mỏi, phải gắng sức khi nói, đau cổ khi nói nhiều. Vì thế, khàn tiếng không phải biểu hiện điển hình của bệnh u thanh quản.

Các yếu tố bệnh u thanh quản

Hút thuốc lá là yếu tố gây bệnh u thanh quản phổ biến nhất. Ngoài ra, các yếu tố nghề nghiệp cũng là nguyên nhân gây bệnh. Người làm ca sĩ, dẫn chương trình, giáo viên, người làm việc ở môi trường có tiếng động lớn phải sử dụng đường nói nhiều... có nguy cơ mắc ung thanh quản cao hơn.

Biểu hiện ban đầu của bệnh là khàn tiếng kéo dài. Khi phát hiệu triệu chứng này, bệnh nhân nên khám tai mũi họng, thực hiện nội soi để phát hiện bệnh u thanh quản.

Nhiều người lo lắng rằng bệnh u thanh quản có thể tiến triển thành ung thư thanh quản. Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Hùng, u thanh quản có 2 dạng u lành và u ác. Ranh giới giữa 2 dạng rất mong manh. Bệnh nhân cần được chẩn đoán và thực hiện phẫu thuật sớm để xác định được tính chất của khối u.

Khi người bệnh phát hiện ra khối u thanh quản, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán và phẫu thuật sớm.

Tiến triển từ u thanh quản thành ung thư mang tính chất khó đoán, không thể lường trước được. Bác sĩ Hùng khuyên bệnh nhân nên phẫu thuật để loại bỏ khối u càng sớm càng tốt.

Đối với những người làm nghề phải hát, nói nhiều, niêm mạc thanh quản rất dễ bị tổn thương. Đặc biệt đối với những người thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá..., bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Phương pháp điều trị dứt điểm

Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh dứt điểm và ngăn sự tiến triển từ u thanh quản thành ung thư.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh dứt điểm và ngăn sự tiến triển từ u thanh quản thành ung thư.

Hiện nay y học rất phát triển với các phương pháp mổ dưới kính hiển vi, phẫu thuật laser để điều trị u thanh quản. Các bệnh nhân nên điều trị ngoại khoa, phẫu thuật để trị bệnh dứt điểm. Sau phẫu thuật, người bệnh phải điều chỉnh thói quen sinh hoạt, phát âm để ngăn sự tái phát của bệnh. Bệnh nhân chỉ cần kiêng nói 7 - 10 ngày để giọng nói có thể trở lại bình thường.

Bác sĩ Hùng nhấn mạnh, kết quả phẫu thuật là yếu tố quyết định sự phục hồi của bệnh nhân. Vì thế, người bị ung thư thanh quản phải tìm đến các bệnh viện uy tín để được điều trị.

Bệnh u thanh quản có thể phòng tránh giống như các bệnh tai mũi họng khác. Bạn nên kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh như nói vừa phải, không gắng sức, uống nhiều nước khi nói, khi làm việc ở mỗi trường ồn thì tránh nói to để át tiếng ồn, người làm nghề dẫn chương trình, ca hát, giáo viên nên có kế hoạch sử dụng giọng nói của mình hợp lý để thanh quản có thể nghỉ ngơi, phục hồi. Đặc biệt, nên tránh lạm dụng rượu bia, thuốc lá, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến vùng tai mũi họng và cả sức khỏe tổng thể.

Thu Hoài

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên