MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bác sĩ cảnh báo: 4 dấu hiệu bất thường khi uống nước cảnh báo thận suy yếu, máu đặc quánh, bạn nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt

30-11-2021 - 06:01 AM | Sống

Bác sĩ cảnh báo: 4 dấu hiệu bất thường khi uống nước cảnh báo thận suy yếu, máu đặc quánh, bạn nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt

Nếu sức khỏe thận không tốt thì tuổi thọ và chất lượng cuộc sống đều ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu cơ thể khi uống nước thấy 4 tín hiệu bất thường, cần chú ý đi kiểm tra ngay.

Nước là nguồn gốc của sự sống. Theo Tạp chí Y học Anh BMJ tuyệt thực từ 21 - 40 ngày sẽ có dấu hiệu đe dọa mạng sống. Trong khi đó, con người trung bình chỉ có thể nhịn uống từ 3 - 5 ngày, thời gian tối đa là 1 tuần theo GS Randall K. Packer thuộc Đại học George Washington.

Vì thế, bổ sung nước hàng ngày là một trong những thói quen không thể bỏ qua.

Tuy nhiên, khi uống nước thấy 4 tín hiệu bất thường của cơ thể sau đây, nên hết sức cẩn trọng và đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt.

Uống nước thấy 4 tín hiệu bất thường sau nên cảnh giác

1. Uống xong thấy đầy bụng và khó chịu kéo dài

Mặc dù uống nhiều nước trong thời gian ngắn chắc chắn sẽ tạo cảm giác hơi đầy. Nhưng chỉ cần thận của chúng ta hoạt động bình thường thì lượng nước dư thừa trong cơ thể sẽ sớm được đào thải ra ngoài, dưới dạng nước tiểu nên chúng ta sẽ đi tiểu nhiều hơn. Nhìn chung, thời gian chướng bụng do uống nhiều nước sẽ khá ngắn, không kéo dài lâu.

Nhưng nếu bạn cảm thấy chướng bụng mỗi lần uống nước xong và tình trạng này kéo dài, tần suất đi tiểu không tăng nhiều thì bạn nên đến bệnh viện để khám kịp thời.

2. Uống nhiều nước nhưng nước tiểu vẫn sẫm màu

Chỉ cần cơ thể ở trong điều kiện bình thường thì màu sắc của nước tiểu thường có màu vàng nhạt. Nếu uống nhiều nước, đôi khi, nhìn bằng mắt thường sẽ thấy nước tiểu chuyển sang không màu.

Bác sĩ cảnh báo: 4 dấu hiệu bất thường khi uống nước cảnh báo thận suy yếu, máu đặc quánh, bạn nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt - Ảnh 1.

Màu sắc nước tiểu phản ánh tình trạng sức khỏe thận. Ảnh: Sohu

Nhưng nếu uống đủ nước mà màu sắc của nước tiểu đột ngột chuyển sang màu vàng sẫm, hoặc thậm chí có màu ngả cam, hơi đỏ thì bạn cần hết sức cảnh giác.

Nguyên nhân một mặt có thể do rối loạn chức năng điều tiết nước của thận, hoặc có thể do chức năng thận có vấn đề. Mặt khác, tình trạng này cũng có thể do rối loạn chức năng gan nặng dẫn đến tăng bilirubin niệu.

Bilirubin là sắc tố mật chính hình thành từ sự thoái giáng của heme trong tế bào hồng cầu. Lượng Bilirubin xuất hiện trong nước tiểu thường dự đoán tình trạng Bilirubin ứ đọng, chưa được đào thải khỏi cơ thể bằng gan.

Rối loạn chức năng gan hay thận đều có thể khiến quá trình lọc máu của cơ thể bị suy giảm đáng kể. Điều này có thể dẫn tới tình trạng máu đặc hơn, hình thành các huyết khối, giảm lưu thông máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm

3. Lượng nước tiểu thấp dù thường xuyên uống nước

Khi cơ thể khỏe mạnh, chức năng thận hoạt động bình thường, uống nhiều nước thì tần suất đi tiểu sẽ tăng lên. Nhưng nếu lượng nước tiểu không tăng mà giảm, thậm chí còn xuất hiện kèm triệu chứng sưng phù mặt và tay chân, thì có khả năng là chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng.

4. Đi vệ sinh thấy có bọt sau khi uống nước

Trong trường hợp bình thường, nước tiểu cũng chứa một lượng rất nhỏ protein. Khi uống nhiều nước, lượng protein này sẽ bị làm loãng ra và hiếm khi tạo bọt. Tuy nhiên, nếu tồn đọng một lượng lớn protein niệu trong nước tiểu thì tình trạng bọt sẽ tăng lên.

Đây là triệu chứng điển hình của chứng tiểu đạm và là một trong những biểu hiện của rối loạn chức năng thận.

Bác sĩ cảnh báo: 4 dấu hiệu bất thường khi uống nước cảnh báo thận suy yếu, máu đặc quánh, bạn nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt - Ảnh 2.

Chú ý tình trạng nước tiểu và tần suất đi WC sau khi uống nước để nhận ra các tín hiệu bất thường của sức khỏe. Ảnh: Internet

Vì thế, nếu gặp 4 dấu hiệu bất thường trên đây khi uống nước, cần kiểm tra lại sức khỏe của thận để có thể kịp thời phát hiện vấn đề, thay đổi lối sống hoặc điều trị từ sớm.

Bên cạnh đó, mọi người cũng nên chú ý uống nước sao cho đủ và đúng cách, đem lại lợi ích thật sự cho cơ thể.

Những thói quen uống nước sai cách gây hại sức khỏe

Uống quá nhiều hoặc quá ít nước

Từ 2 - 2,5 lít/người là tiêu chuẩn lượng nước mỗi ngày. Con số này có thể thay đổi tùy vào cơ địa từng người. Tuy nhiên, nếu uống quá ít nước sẽ khiến da thiếu nước, nhanh lão hóa, hệ bài tiết hoạt động cũng kém hơn. Còn việc uống quá nhiều nước sẽ khiến thận và bàng quan hoạt động quá tải.

Uống nước đun lại nhiều lần

Người ta khuyến cáo không nên uống nước đun lại nhiều lần vì một số loại kim loại nặng như chì, cadimiun trong nước có thể kết tủa trong nhiệt độ cao, kết hợp với tình trạng nước bốc hơi nhiều. Nếu các kim loại nặng này bị đưa vào cơ thể sẽ khiến quá trình vận chuyển máu bị gián đoạn, tim đập nhanh hơn, hô hấp khó khăn. Tình trạng nguy hiểm nhất có thể đe dọa đến mạng sống của chính người đó.

Sau khi ngủ dậy không uống nước ngay

Sau giấc ngủ dài, cơ thể đã phải hoạt động nhiều để đào thải các chất độc. Điều này khiến cho các tế bào ở vào tình trạng “hạn hán”. Nếu không bổ sung nước kịp thời, cơ thể sẽ cảm thấy rất mệt mỏi.

Bác sĩ cảnh báo: 4 dấu hiệu bất thường khi uống nước cảnh báo thận suy yếu, máu đặc quánh, bạn nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt - Ảnh 3.

Chỉ uống nước khi khát

Khi cơ thể phát ra dấu hiệu khát tức là một lượng nước đáng kể đã bị mất đi, các hoạt động trao đổi chất, hô hấp và tuần hoàn máu đều không được đảm bảo. Do đó, không nên để khát mới uống mà cần duy trì thói quen uống điều độ, thường xuyên khi có thể.

Dùng nước ngọt, nước có gas thay nước lọc

Trong ngày hè nóng bức, nhiều người thích thay thế nước lọc bằng các loại nước ngọt, nước có gas, thỏa mãn khẩu vị hơn. Tuy nhiên, việc thay thế hoàn toàn sẽ khiến các hóa chất gây hại như đường hóa học, chất bảo quản, hương liệu tổng hợp có khả năng gây hại cho cơ thể. Nếu độc chất tích tụ lâu ngày trong cơ thể thì sức khỏe răng miệng, đường ruột, tim mạch, da liễu đều chịu nhiều ảnh hưởng.

*Theo Sohu

Phương Thuý

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên