Bác sĩ cho uống 2kg nước có ga mỗi ngày để loại bỏ sỏi dạ dày trong cơ thể người đàn ông do ăn liền một lúc 1.5kg quả hồng
Ông Kim, 65 tuổi, người Chiết Giang, Trung Quốc phải nhập viện cấp cứu vì đau bụng sau khi 1,5kg quả hồng. Qua chụp chiếu phát hiện trong dạ dày ông có rất nhiều sỏi. Bác sĩ phải đưa ra giải pháp trị sỏi đó chính là mỗi ngày uống hơn một nửa chai nước có ga lớn, tương đương khoảng 2kg.
- 14-11-20203 món ngon nhà nhà đều ăn hoá ra lại chứa "đồng phạm" của bệnh ung thư dạ dày, hãy kiểm tra xem bàn ăn nhà bạn có nó không
- 13-11-2020Nghiên cứu: Ăn đêm không khiến bạn tăng cân, đâu mới là thủ phạm thực sự?
- 13-11-2020Đêm mất ngủ, trưa ngủ bù có sao không?
Báo Tiền Giang Buổi Tối đưa tin, vài ngày trước, ông Kim đã được đưa đến phòng cấp cứu tại bệnh viện Nghĩa Ô Phú Nguyên (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) với triệu chứng chướng bụng, nôn mửa, trào ngược axit và không thể ăn được.
Sau khi hội chẩn toàn diện tại khoa Tiêu hóa, chẩn đoán ban đầu bác sĩ đưa ra là sỏi dạ dày. Để khẳng định thêm về tình trạng bệnh, bác sĩ đã tiến hành nội soi dạ dày không đau cho ông Kim. Khi màn hình hiển thị dạ dày của ông hiện lên, ngay cả những nhân viên y tế cũng bị sốc.
Bác sĩ tiến hành nội soi dạ dày cho ông Kim.
“Có rất nhiều viên sỏi trong dạ dày, quá to và cứng. Bệnh nhân cũng bị loét dạ dày sâu, nếu lấy các viên sỏi này ra ngoài, rất có thể khiến chảy máu toàn bộ dạ dày”. Nhìn vào tình trạng dạ dày của ông Kim, bác sĩ nội khoa tiêu hóa Thái Khải Mậu cho biết nếu áp dụng biện pháp nội soi loại bỏ sỏi thì bệnh nhân không chỉ có vết thương mà còn hồi phục tương đối chậm.
Dựa theo tình hình, cuối cùng bác sĩ quyết định cho ông Kim điều trị bằng thuốc đầu tiên để ngừng nôn, thúc đẩy nhu động dạ dày, giảm viêm loét dạ dày, đồng thời cho uống 2kg nước có ga mỗi ngày, khoảng một nửa chai nước có ga loại to. Điều này giúp làm tan sỏi dạ dày và sau đó lấy sỏi bằng cách nội soi dạ dày không đau.
Hình ảnh sỏi nằm trong dạ dày của ông Kim.
Sau hơn một tuần điều trị, bác sĩ nội soi dạ dày và nhận thấy tình trạng của ông Kim đã thuyên giảm rõ rệt, các vết loét đã được cải thiện. Sau khi nghiên cứu, phân tích, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa đã thực hiện nội soi gắp sỏi.
Năm nào cũng nhiều trường hợp lấy sỏi dạ dày nhưng trường hợp như ông Kim quả thật là hiếm có. “Kết quả nội soi dạ dày cho thấy, mặc dù nước có ga đã khiến sỏi tan bớt đi nhưng sỏi vẫn tích tụ nửa dạ dày. Cuối cùng, bằng cách nội soi không đau, tất cả sỏi đã được gắp ra khỏi cơ thể ông Kim. Trọng lượng sỏi được lấy ra là 58g”.
58g sỏi được bác sĩ gắp ra sau khi tiến hành chữa trị hơn một tuần.
Tại sao ăn quá nhiều hồng một lúc lại bị kết sỏi dạ dày?
Vợ của ông Kim chia sẻ: “Ông ấy rất thích ăn quả hồng. Sáng hôm đó, ông đi chợ và mua về 1.5kg hồng. Ăn một lèo gần như hết nhẵn, chỉ còn thừa lại vài quả. Đến tối thì bụng cảm thấy khó chịu…”.
Bác sĩ khuyên rằng: “Trong thời gian tới hãy giữ một chế độ ăn nhẹ. Về sau tránh ăn hồng, sơn trà khi bụng đói, nếu không sẽ bị sỏi dạ dày”. Bên cạnh đó, bác sĩ cho biết có sỏi dạ dày có 4 loại. Sỏi dạ dày thực vật là thường thấy nhất trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như hồng, sơn trà ăn khi bụng đói rất dễ hình thành sỏi.
Ăn nhiều hồng cùng một lúc có thể gây sỏi dạ dày.
Điều này là do trong hồng và sơn trà có chứa nhiều axit tannic, chất này kết hợp với axit dạ dày và xenlulose tạo thành sỏi dạ dày. Mà sỏi không thể bài tiết được bình thường, nó sẽ thành vật cản ở trong dạ dày, gây chướng bụng, trào ngược axit, buồn nôn, nôn mửa và các triệu chứng nghiêm trọng khác.
Người cao tuổi, người có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc người đã phẫu thuật dạ dày, nhu động dạ dày kém và tiết axit dạ dày bất thường, nên cố gắng không ăn hồng, sơn trà khi bụng đói.
Phương pháp dùng nước có ga để làm hòa tan sỏi dạ dày
Về việc cho ông Kim uống nước có ga trong giai đoạn đầu trị liệu, bác sĩ đều dựa trên khoa học. Có nhiều cách để điều trị sỏi dạ dày. Trong nội khoa tiêu hóa, áp dụng phương pháp dùng nước có ga để hòa tan sỏi dạ dày là điều khá phổ biến.
Nước có ga giúp điều trị sỏi dạ dày.
Nguyên nhân là do axit citric và natri bicacbonat có trong nước có ga có thể làm hòa tan từng lớp sỏi. Đồng thời, lượng lớn khí carbon dioxide do nước có ga tạo ra sẽ làm căng dạ dày, giúp sỏi có một không gian hoạt động lớn hơn sẽ dễ dàng xê dịch, va chạm từ đó dẫn đến nứt vỡ.
Nhưng cần chú ý rằng không phải tất cả sỏi dạ dày đều có thể trị được bằng nước có ga. Có những phương pháp điều trị khác như dùng thuốc hoặc cắt và loại bỏ bằng nội soi hoặc tán sỏi bằng laser khi mật độ sỏi tương đối nhiều và có độ cứng cao.
Ngoài ra, bác sĩ nhắc nhở trừ khi điều trị bệnh, không được uống một lượng lớn nước có ga như vậy. Hơn thế nữa, không được ăn nhiều hồng và sơn trà khi bụng đói. Nếu gặp các triệu chứng như chướng bụng, buồn nôn, nôn và trào ngược axit thì phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt, không được tự ý mua thuốc về uống.
Nguồn: QQ, Healthline, Kknews. Ảnh: QQ
Pháp luật và Bạn đọc