MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bác sĩ nói về bí mật ít biết của bánh chưng

23-01-2023 - 15:32 PM | Sống

Bác sĩ nói về bí mật ít biết của bánh chưng

Trong mâm cỗ ngày Tết, bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu. Tuy nhiên, bánh chưng cung cấp một lượng calo khá lớn và có thể tăng cân nếu ăn quá nhiều. Vậy trong dịp Tết này nên ăn bánh chưng bao nhiêu là hợp lý?

Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thu Hà, Bệnh viện Đa khoa Nam Sài Gòn (TP HCM) cho biết bánh chưng là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Thành phần chính của một chiếc bánh chưng mặn bao gồm: gạo nếp, đậu xanh và thịt heo mỡ. Như vậy, một chiếc bánh chưng đầy đủ thành phần có thể cung cấp khoảng 2.500 calo, tương đương với khoảng 6 tô phở gà.

Thông thường, người Việt khi ăn sẽ cắt bánh chưng ra làm 8 phần. Vậy trung bình 1 miếng bánh chưng sẽ có hàm lượng khoảng 300 calo. Đặc biệt với thói quen ngày Tết, bánh chưng để lâu sẽ được chiên để thay đổi khẩu vị, lượng dầu mỡ sử dụng để chiên bánh sẽ tăng thêm calo dẫn đến cân nặng tăng mất kiểm soát.

Bác sĩ nói về bí mật ít biết của bánh chưng - Ảnh 1.

Bánh chưng là thực phẩm giàu dinh dưỡng

Ăn bánh chưng thế nào là phù hợp trong dịp Tết?

Bác sĩ Thu Hà khuyến cáo, với hàm lượng calo cực kỳ cao nói trên, trong dịp Tết tốt nhất bạn chỉ nên ăn từ 1 - 2 miếng bánh chưng là vừa hoặc chỉ ăn 1 cái bánh chưng nhỏ. Bạn có thể ăn các món nhiều rau trước để giảm lượng thức ăn vào ngày Tết. Đặc biệt, nên duy trì thói quen vận động khoảng 30 phút mỗi ngày để giảm bớt lượng calo cung cấp cho cơ thể.

Bác sĩ nói về bí mật ít biết của bánh chưng - Ảnh 2.

1 chiếc bánh chưng đầy đủ thành phần có thể cung cấp từ 1.800 đến 2.000 calo

Ăn bánh chưng nhiều có tốt không?

Theo bác sĩ Thu Hà, bánh chưng nếu ăn thường xuyên sẽ không tốt cho người bệnh có bệnh lý tim mạch và đái tháo đường. Vì có nhiều chất béo bão hòa không có lợi cho sức khỏe tim mạch, cung cấp dư thừa calo gây thừa cân - béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ tăng biến chứng bệnh tật. Ngoài ra, những món ăn kèm như dưa món, củ kiệu, giò chả, lạp xưởng còn có chứa hàm lượng muối natri cao không thích hợp cho người tăng huyết áp.

Đối với người bệnh đái tháo đường, nếu dùng bánh chưng không nên dùng quá 150g/ngày và phải tiết giảm lượng thức ăn giàu tinh bột đường trong ngày. Còn đối với người bệnh tăng huyết áp, nếu ăn dưa món, củ kiệu nên dùng loại ngâm bằng giấm đường và ngâm nước lọc trước khi ăn để giảm hàm lượng muối. Với những người bệnh thừa cân béo phì thì nên kiêng bánh chưng, đặc biệt là bánh chưng chiên rán nhiều dầu mỡ.

Bên cạnh đó, người đau dạ dày cũng nên hạn chế ăn bánh chưng. Vì bánh có gạo nếp và đậu xanh khiến người bệnh đầy bụng, ợ chua, khó tiêu… Ngoài ra, ăn bánh chưng cũng làm tăng tình trạng nổi mụn, tăng viêm,...

Ăn bánh chưng thế nào để không tăng cân?

Bác sĩ Thu Hà chia sẻ không ăn bánh chưng chiên rán và kèm các món có tinh bột, nhiều dầu mỡ như xôi, thịt đông, thịt kho trứng, móng giò,... Bắt đầu bữa ăn với các loại rau xanh và nước uống ít calo như nước lọc, trà kombucha, trà xanh. Ăn chậm, nhai kỹ và không ăn quá nhiều 1 món trong bữa. Cùng vớ đó, tập thể dục để đốt calo. Đặc biệt, không ăn vào buổi tối, chỉ nên ăn vào buổi sáng hoặc trưa. Mỗi ngày tốt nhất nên ăn không quá 1 phần 8 miếng bánh chưng, và không ăn liên tiếp 2 ngày. Ngoài ra, hạn chế các loại thực phẩm nhiều năng lượng khác trong ngày Tết như bánh, mứt, hoa quả sấy, rượu, bia, đồ uống có gas…

Theo Hải Yến

Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên