Bác sĩ tiết lộ 3 dấu hiệu "tố cáo" ung thư bàng quang: Cả nam và nữ đều phải đề phòng
Nếu khối u xuất hiện ở bàng quang thì 95% đó là ung thư. Đây là 1 trong các bệnh ung thư đường tiết niệu phổ biến. Bệnh nhân thường có dấu hiệu đái ra máu, rối loạn tiểu tiện.
- 09-07-2018Đau bụng đi ngoài có thể là dấu hiệu sớm của 4 bệnh ung thư: Đau thế nào thì nên đi khám?
- 07-07-20186 dấu hiệu sớm và thường gặp của bệnh ung thư hậu môn: Nếu có, bạn hãy đi khám ngay
- 06-07-2018Lúc nào cũng nghe 'tiếng ve sầu' – dấu hiệu không ngờ của bệnh ung thư rất nguy hiểm
Đột ngột đái ra máu
Anh Nguyễn Văn T. – 34 tuổi, trú tại Hoàng Quốc Việt, Hà Nội đang điều trị ung thư bàng quang tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108 tâm sự, anh làm trong quân đội, sức khoẻ rất tốt và hầu như ít ốm đau. Cách đây 1 năm, anh thấy đi tiểu tiện ra máu tươi nhưng không đau.
Lúc đầu anh nghĩ có thể do viêm tiết niệu nên vợ anh mua kháng sinh về cho anh uống và dấu hiệu đi tiểu ra máu vẫn không hết. Anh đi bệnh viện kiểm tra. Siêu âm bác sĩ cho biết có u ở bàng quang và lên lịch chỉ 1 tuần sau anh được mổ.
Kết quả sinh thiết khối u bàng quang là ung thư. Anh T. tiếp tục điều trị xúc hoá chất 1 tháng và từ đó đến nay hàng tháng anh vẫn đi điều trị hoá chất 1 lần. Bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm nên chỉ cần phẫu thuật nội soi cắt u. Điều anh và gia đình lo lắng nhất là bệnh có nguy cơ tái phát.
Từ ngày bị bệnh, anh T bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu để không ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Trước đây, mỗi ngày anh hút cả bao thuốc chưa có bệnh, chưa biết sợ đến giờ anh đã bỏ được thuốc và chỉ hi vọng sống chung với bệnh được lâu để mong chờ các con trưởng thành.
Ông Đỗ Văn V. 67 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội cho biết ông bị ung thư bàng quang 7 năm, phải cắt một bên thận phải và trải qua 3 lần mổ để lấy u ở bàng quang, sau đó là các đợt hóa trị.
Lúc phát hiện bệnh thì đã trễ, ông V kể hồi đó thấy đi tiểu ra máu tươi ở cuối đường nước tiểu nhưng không biết bệnh gì giấu vợ con. Đến khi kèm theo các triệu chứng đau bụng dai dẳng, đau lưng ông mới đi bệnh viện khám thì ung thư bàng quang đã sang giai đoạn muộn.
Đến nay, sức khoẻ của ông V. không được tốt vì bệnh hay tái phát. Cách đây hơn tháng, ông V thấy trong người rất nóng và khó chịu, đi tiểu ra máu. Con ông đưa đến Bệnh viện Việt Đức, bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt tiếp bàng quang để khỏi di căn.
Ông V. cũng là người nghiện thuốc lá lâu năm và bác sĩ cho biết đó chính là nguyên nhân khiến ông bị ung thư bàng quang.
3 dấu hiệu điển hình
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, ung thư bàng quang là bệnh ung thư đứng thứ 4 trong các bệnh ung thư tiết niệu. Bệnh gặp ở nam giới nhiều gấp 2 lần nữ, tuổi hay gặp 50- 70 tuổi.
Các yếu tố gây nên ung thư bàng quang được xác định do thuốc lá, độ tuổi càng cao nguy cơ lớn… Nguy cơ mắc ung thư bàng quang tăng lên khi người ta già đi. Những người dưới 40 tuổi hiếm khi mắc căn bệnh này.
Sử dụng thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn người không hút thuốc hai đến ba lần. Người hút thuốc lá tẩu hoặc xì gà còn có nguy cơ cao hơn.
Một số công nhân có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn do tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư ở nơi làm việc. Công nhân trong ngành cao su, hóa chất và thuộc da có nguy cơ cao. Nhân viên làm đầu, thợ máy, công nhân kim khí, thợ in, họa sĩ, công nhân ngành dệt may và tài.
Bị nhiễm một số loại kí sinh trùng nhất định có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư bàng quang. Những loại kí sinh trùng này thường phổ biến ở những vùng nhiệt đới. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác.
Các dấu hiệu của ung thư bàng quang theo bác sĩ Liên 3 dấu hiệu điển hình cần nhớ đó là :
- Đái máu: Đột ngột, không đau, tái phát.
- Rối loạn tiểu tiện: Đái buốt, đái rắt , tiểu khó…
- Đau vùng tiểu khung, đau thắt lưng khi đi tiểu…
Khi có các dấu hiệu trên người bệnh nên đi khám bệnh và có thể phát hiện bệnh qua siêu âm ổ bụng (khi bàng quang đầy nước tiểu). Thành bàng quang dày, có u sùi, có máu cục... Bác sĩ Liên nhấn mạnh có khối u trong bàng quang thì 95% là bệnh ung thư.
Với ung thư bàng quang, bệnh nhân có thể phẫu thuật nội soi hoặc mở. Phương pháp mổ Nội soi cắt đốt u qua niệu đạo ngược dòng: Áp dụng cho các giai đoạn sớm T1, T2a… bằng sử dụng phương tiện như dao điện, Laser, sóng cao tần…
Phương pháp mổ mở: Cắt bàng quang bán phần, Cắt bàng quang toàn bộ có tạo hình quang quang cho các giai đoạn T2b, T3… Cắt bàng quang toàn bộ đưa 2 niệu quan ra da, Dẫn lưu bàng quang áp dụng cho giai đoạn muộn hơn T3, T4… tùy thuộc vào trình độ, điều kiện của cơ sở y tế…
Sau khi phẫu thuật bệnh nhân có thể được điều trị xạ trị hoặc hoá trị tuỳ theo từng giai đoạn bệnh.
Trí thức trẻ