MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bác sĩ Tú Dung nhắn gửi đến giới trẻ: Cuộc đời công bằng chứ không bình đẳng!

11-12-2020 - 08:00 AM | Sống

Bác sĩ Tú Dung nhắn gửi đến giới trẻ: Cuộc đời công bằng chứ không bình đẳng!

"Trong cuộc sống, ai cũng muốn được đối xử công bằng và bình đẳng. Nhưng để được như vậy bạn cần hiểu rõ vị trí của mình ở đâu, giá trị mà bạn mang lại cho người khác là gì" – Bác sĩ Tú Dung, Giám đốc Bệnh viện JW.

Đừng tự cho mình là "cái rốn" của vũ trụ khi bạn chưa tạo ra giá trị cho xã hội

Nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đang bị đánh lừa về sự bình đẳng. Họ ngộ nhận về sự công bằng và nghĩ rằng mình là "cái rốn" của vũ trụ. Nhưng các bạn lại quên rằng, công bằng là sự giống nhau trong cách thức đối xử giữa các cá nhân. Ngược lại, bình đẳng là những gì chúng ta gọi khi mọi người ở cùng cấp độ. Công bằng chính là mỗi người sẽ có một giá trị khác nhau và bạn sẽ được đối xử tương xứng với giá trị mà bạn mang lại.

Trong một tuần, có hai nhân viên xin gặp tôi để nói chuyện về quyền lợi và giá trị bản thân. Thật sự, tôi luôn cởi mở về chuyện này. Là người dẫn dắt Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc, tôi sẵn sàng lắng nghe nhân viên và chấp nhận những phản biện trái chiều.

Nhưng có những điều chúng ta cần hiểu rõ: Đời không hề bất công mà luật đời vốn dĩ công bằng, công bằng cho giá trị của mỗi người, công bằng cho sự nỗ lực, sự hy sinh, công sức và trí tuệ của người ấy bỏ ra.

Bác sĩ Tú Dung nhắn gửi đến giới trẻ: Cuộc đời công bằng chứ không bình đẳng! - Ảnh 1.

Bác sĩ Tú Dung nỗ lực nghiên cứu các ca bệnh và trau dồi kiến thức chuyên môn

Đừng bao giờ lầm tưởng công bằng chính là bình đẳng, bởi lẽ bình đẳng là có quyền ước mơ, có quyền được lựa chọn, có quyền làm điều mình thích nhưng không có nghĩa là sự bình đẳng sẽ tạo ra những giá trị của sự công bằng.

"Ai cũng có quyền đề cao giá trị bản thân nhưng phải dựa trên thực lực bản thân đang có. Chúng ta bình đẳng nhưng không có nghĩa là cơ hội sẽ đến với người không đủ năng lực"

Tôi đã từng phỏng vấn rất nhiều nhân sự ở Bệnh viện Thẩm mỹ JW và nhận thấy rằng phần lớn đều quá tự cao. Những người có kinh nghiệm hay những bạn trẻ mới tốt nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng lại mang lòng tự tôn quá mức, đề cao giá trị bản thân trong khi không hề biết giá trị thật của mình. Cũng có rất nhiều người vì "sĩ diện hão" mà luôn sợ làm việc này, việc kia sẽ mất thể diện, đánh mất giá trị bản thân,... Thế là cả đời lông nhông chỉ vì "bệnh sĩ".

Sống, quan trọng là thực tại bạn có thể làm được gì.

Bác sĩ Tú Dung nhắn gửi đến giới trẻ: Cuộc đời công bằng chứ không bình đẳng! - Ảnh 2.

Bác sĩ Tú Dung dành thời gian mỗi tuần chia sẻ bài học quý giá với nhân viên bệnh viện JW

Đừng bao giờ mang vinh quang của quá khứ để đặt điều kiện cho giá trị hiện tại. Thành tích chỉ là quá khứ để hiện tại tham khảo! Ai cũng có quyền để cao giá trị bản thân nhưng phải dựa trên thực lực bản thân đang có. Chúng ta bình đẳng nhưng không có nghĩa là cơ hội sẽ đến với người không đủ năng lực.

Bạn phải thừa nhận trên đời này giữa con người với nhau tồn tại một khoảng cách rất lớn, không chỉ đơn giản là tớ không phục!

Để thành công, 70% đến từ thái độ, kiến thức và kỹ năng chỉ chiếm 30%

Yi Shu – một nhà văn nổi tiếng ở Hồng Kông từng nói:

"Thể diện là thứ mà con người ta khó buông bỏ nhất, nhưng cũng lại là thứ vô dụng nhất."

Có người tài năng, xinh đẹp, xuất thân tốt hơn bạn nhưng vẫn không ngừng nỗ lực để có thể thành công. Nếu bạn bị thua kém mọi mặt, bạn cần cố gắng hơn nữa.

Bác sĩ Tú Dung nhắn gửi đến giới trẻ: Cuộc đời công bằng chứ không bình đẳng! - Ảnh 3.

Cả ekip Bệnh viện JW tập trung hết mình cho từng ca phẫu thuật dù phức tạp hay chỉ là tiểu phẫu

Đừng để sự tự tôn ảo cản trở sự phát triển, thậm chí giết chết bản thân mình.

Đừng sợ trắng tay, chỉ sợ sự yếu đuối về tâm hồn, sự ảo giác về bản thân.

Đừng sợ thua thiệt về điểm xuất phát, chỉ sợ không có nỗ lực, không đam mê và không có mục tiêu cuộc đời.

Bác sĩ Tú Dung nhắn gửi đến giới trẻ: Cuộc đời công bằng chứ không bình đẳng! - Ảnh 4.

Đội ngũ nhân viên Bệnh viện JW đều thấm nhuần những bài học từ Bác sĩ Tú Dung

Các bạn trẻ, các bạn còn rất nhiều thời gian để trải nghiệm, để phát triển bản thân. Như ông bà xưa vẫn dạy: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Hãy biết lắng nghe những người đi trước để học hỏi. "Bác học không có nghĩa là ngừng học", tôi tin rằng những kinh nghiệm từ người đi trước không bao giờ là thừa đối với các bạn.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên