Bài học cổ nhân: Cho con nếm trải 3 điều "khổ" này càng sớm, con càng biết ơn cha mẹ!
Điều may mắn nhất trong cuộc đời của một đứa trẻ đó chính là được nếm trải 3 điều “khổ” này, chưa trải qua thì khó mà thành công.
- 24-04-2022Người mẹ nghèo 20 năm nỗ lực nuôi dạy hai con trai bại não thi đậu vào đại học
- 22-04-2022Thị phi lại bủa vây nhà David Beckham: Chỉ dẫn con gái đi xem bóng mà dân tình cũng vào cạnh khóe chuyện dạy dỗ như này!
- 22-04-2022Cách dạy dỗ của vợ chồng nhà thơ Việt có 2 con là Giáo sư Mỹ và Chuyên gia Google
Tăng Quốc Phiên (1811 – 1872), tự Bá Hàm, hiệu Điều Sinh, người Tương Hương, tỉnh Hồ Nam. Ông là một danh thần văn võ song toàn, vừa thông thạo binh tướng, vừa am tường Nho học.
Tăng Quốc Phiên. Ảnh: Sohu
Tăng Quốc Phiên là vị học giả am tường Nho học, tư tưởng và trí tuệ của ông đã đạt đến đỉnh cao và được hậu thế kính trọng. Rất nhiều tư tưởng, câu nói của ông được người đời đúc kết và lưu truyền, kể cả trong cuộc sống lẫn trong sự nghiệp. Theo đó, đạo dạy con của Tăng Quốc Phiên cho rằng, tài sản quý giá nhất mà cha mẹ dành cho con chính là “ép” chúng nếm trải 3 điều “khổ” này:
1. Cho con nếm trải cái "khổ" của lao độngNgày nay, có nhiều đứa trẻ "tứ thể bất cần, ngũ cốc bất phân" (lười lao động đến độ ngũ cốc cũng không phân biệt được), cha mẹ càng giúp đỡ thì con càng ỷ lại. Thậm chí, dù đã lập gia đình, có người vẫn còn nhờ vả vào bố mẹ.
Tăng Quốc Phiên cho rằng, "cần cù" là nền tảng của việc xây dựng gia đình và xây dựng sự nghiệp.
Trong bức thư gửi cho con trai thứ, ông căn dặn: "Con trai còn nhỏ thì không được tham lam, sống xa hoa và không được sống lười nhác. Dù con là ai, là học giả, nông dân hay thương gia, đều phải biết cần cù lao động, tương lai mới không bao giờ thất bại."
Ảnh minh họa
Cha mẹ dù yêu thương con đến mấy, cũng phải để con tự vất vả lao động, kiếm tiền bằng chính mồ hôi và nước mắt của mình, con mới biết trân quý giá trị của đồng tiền và sức lao động chân chính. Cha mẹ sợ con cực khổ, không dám để con "tự lực cánh sinh", con lớn lên chỉ biết ỷ lại, lười nhác.
2. Cho con nếm trải cái “khổ” của việc đọc sách
Tăng Quốc Phiên coi sách là người bạn quý báu, ngay cả khi đem quân đi chinh chiến, ông vẫn mang theo sách bên mình.
Bí quyết đọc sách của ông chính là: Câu nào trong sách không hiểu thì đừng đọc câu tiếp theo. Hôm nay đọc không hiểu thì ngày mai đọc lại, năm nay đọc không hiểu thì năm sau đọc lại, đó mới là nhẫn nại.
Đọc sách cũng là quá trình đầy gian nan và thử thách sự kiên nhẫn của con người. Dù có vất vả và mệt mỏi đến đâu, chỉ cần bạn chịu đựng được thì cũng sẽ có ngày “hái quả ngọt”.
Ảnh minh họa
Chỉ có đọc sách mới giúp một người có thể tỏ tường sự thông thái của các triết gia, có cơ hội nhìn ra thế giới rộng lớn hơn và rèn luyện cho mình có một tâm hồn phóng khoáng.
Cuộc sống hiện đại có quá nhiều thứ cám dỗ con trẻ, do đó khiến chúng lười đọc sách, chỉ muốn vui chơi. Dù yêu thương, chiều chuộng sở thích của con đến mấy, cha mẹ vẫn phải bắt buộc con chịu khó đọc sách.
Thói quen đọc sách sẽ có lợi cả đời cho con. Khi con lớn lên, nó sẽ hiểu rằng những khó khăn trong việc đọc sách và học tập mà nó đã trải qua, chính là tài sản quý nhất mà cha mẹ đã trao cho mình.
Có nhiều gia đình không mấy khá giả, kinh tế chỉ gọi là tạm có cái ăn cái mặc, nhưng cha mẹ luôn tạo điều kiện tốt nhất để con theo kịp bạn bè. Họ sống tiết kiệm, nhưng con cái của họ thì sử dụng hàng hiệu, điện thoại đời mới vì muốn “ngang hàng” với bạn bè.
Tăng Quốc Phiên dạy: mọi thứ phải có mức độ, cha mẹ nuông chiều quá mức sẽ dẫn đến tiêu cực. Sự “quan tâm” thái quá của cha mẹ chính là “liều thuốc độc” đối với con cái. Hãy để trẻ có cơ hội trải nghiệm những điều “không hề dễ dàng” trong thế giới của người lớn.
Trong một bức thư gửi cho con trai cả, Tăng Quốc Phiên viết: "Những đứa trẻ sống trong một gia đình bình thường cũng có cơm ăn, áo mặc, và những đứa trẻ bình thường đó cũng có thể là những người vĩ đại sau này”. Ông dạy con: “Càng là con nhà giàu, càng làm quan lớn thì càng phải siêng năng, tiết kiệm, tự giác như trẻ con nhà nghèo”.
Ảnh minh họa
Các bậc cha mẹ ngày nay luôn đáp ứng mọi nhu cầu của con mình, điều này thực chất đang làm hại trẻ. Bởi vì, trong hành trình trưởng thành, càng được sống trong điều kiện vật chất dồi dào, trẻ càng không biết đền ơn đáp nghĩa. Được cha mẹ chiều chuộng, đáp ứng đầy đủ vật chất, trẻ càng đua đòi, sống xa hoa và phung phí.
Giáo dục con cái đúng đắn để chúng hiểu được những khó khăn, vất vả, rèn luyện cho chúng tính cách chăm chỉ, siêng năng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn có thể thích nghi và sống tốt. Đây mới chính là tài sản quý giá nhất mà cha mẹ để lại cho con cái.
Pháp luật và bạn đọc