Còn lại gì khi Delta quét qua: Những vùng quê hoang tàn, lạnh lẽo sau thảm họa đại dịch, cái giá quá đắt của giấu giếm thông tin và lơ là cảnh giác
Ấn Độ chậm chạp trong việc xác định và công khai sự xuất hiện của Delta đã gây ra hậu quả khôn lường.
- 30-12-2021WHO cảnh báo Omicron và Delta phối hợp gây ra 'cơn sóng thần' các ca mắc mới COVID-19
- 24-12-2021Thông tin chính thức từ Chính phủ Anh: Omicron ít gây nhập viện hơn 70% so với biến thể Delta
- 15-12-2021Nhà khoa học cảnh báo xuất hiện siêu biến thể mới từ sự kết hợp Omicron và Delta
Một lớp bụi dày đặc và phân động vật khô rải rác dưới đất làm tôn lên sự hoang vắng tại khu chăm sóc đặc biệt ở Amravati, một thành phố nhỏ nằm nép mình trong vùng nông thôn xa xôi ở miền trung Ấn Độ. Hiện tại nơi đây chỉ còn sót lại những dãy giường bệnh nằm trống trơn bên cạnh bộ máy thở không được cắm điện. Thi thoảng, tiếng chim bồ câu gáy chọc thủng bầu không gian tĩnh lặng đầy quỷ dị.
Phòng bệnh phủ đầy bụi tại Bệnh viện Siêu chuyên khoa Amravati, nơi đã điều trị cho bệnh nhân Covid-19 bị nhiễm biến thể Delta trong thời kỳ dịch bùng phát cao điểm ở đó
Sự hoang vu này trái ngược hoàn toàn với khung cảnh hỗn loạn vào đầu năm 2021. Ravi Bhushan, một bác sĩ 44 tuổi sống tại vùng trồng bông cách Mumbai khoảng 400 dặm về phía đông, vẫn còn nhớ như in khoảng thời gian đó. Vào cuối tháng 1, Amravati và các quận xung quanh đột ngột ghi nhận hàng loạt ca nhiễm Covid-19, Ấn Độ tạm đối mặt với đợt lây nhiễm cướp đi hàng nghìn tính mạng con người.
Dù không rõ thời điểm chính xác, nhưng các ca lây nhiễm liên tiếp tại Amravati là báo động đỏ đầu tiên cho thấy biến thể Delta đã bắt đầu "hoành hành". Trong vòng vài tuần, hàng nghìn người đã lấp kín các bệnh viện và phòng khám thiếu kinh phí của Amravati. Thành phố dường như sắp biến thành "Ground Zero" vì loại dịch bệnh lần đầu tiên được xác định ở Vũ Hán, Trung Quốc một năm trước đó.
Dấu hiệu ban đầu của biến thể Delta
Amravati là tiền đề cho nỗi kinh hoàng sẽ bao trùm toàn bộ Ấn Độ và lan rộng ra toàn cầu. Vào gần cuối tháng 1, Bhushan đã cảm nhận được rằng thành phố với hơn 600.000 cư dân đang phải vật lộn với một dạng Covid-19 mới mà ông chưa từng xử lý trước đây. Trước đó, các triệu chứng của bệnh nhân có thể cải thiện trong vòng chưa đầy hai tuần, nhưng giờ họ phải chiến đấu với vi rút trong "gần 20 đến 25 ngày", ông nói, "đó là một cơn ác mộng".
Bất chấp những dấu hiệu đáng ngại đầu tiên đó, cách mọi chuyện xảy ra tiếp theo là nguyên nhân tại sao đại dịch đã xảy ra hai năm mà thế giới vẫn đứng trên bờ vực ngừng hoạt động kinh tế, thậm chí còn xuất hiện thêm "người anh em" của Delta. Trong khi Nam Phi nhanh chóng xác định được biến thể Omicron và công khai toàn cầu vào tháng trước, thì kinh nghiệm về Delta của Ấn Độ đã phản ánh thực tế mà hầu hết các nước đang phát triển phải đối mặt, cũng những rủi ro mà họ có thể gây ra.
Lễ hỏa táng tập thể những người tử vong do Covid-19 diễn ra ở New Delhi, vào tháng 4/2021
Bước đi sai lầm nhất của Ấn Độ là nhiều tháng chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi trì trệ không phát hiện ra bệnh và sự thiếu hụt nguồn lực trầm trọng, theo các cuộc phỏng vấn với hai chục nhà khoa học, quan chức, nhà ngoại giao và nhân viên y tế giấu tên. Những hành động mà Ấn Độ đã làm, và không làm, cuối cùng đã gây ra hậu quả cho người dân và thế giới bằng một phiên bản nâng cấp nguy hiểm gấp bội của Covid-19, một loại vi rút thách thức vắc xin.
Delta đã "công phá" cả những chiến lược phòng dịch thành công nhất, xâm nhập vào các quốc gia như Úc và Trung Quốc ngay cả khi các nước này vẫn tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc phòng dịch và đóng cửa biên giới. Đây là biến thể Covid đã "thống trị thế giới" trong phần lớn năm nay, với hơn 3,5 triệu người tử vong vì nhiễm bệnh, gần gấp đôi số người chết trong năm đầu tiên của đại dịch.
Nhiều nhà khoa học nói rằng cách Ấn Độ xử lý Delta trong những ngày đầu đã "tiếp tay" cho dịch bệnh. Họ cho biết việc xác định biến thể đã bị trì hoãn vì các phòng thí nghiệm của quốc gia này đã "bị mù" trong phần lớn năm 2020 và đầu năm 2021, một phần do chính phủ của Modi đã hạn chế nhập khẩu các hợp chất giải trình tự gen quan trọng. Đã có nhiều nỗ lực cảnh báo chính quyền về chủng vi khuẩn mới vào đầu tháng 2, nhưng tới cuối tháng 3 Ấn Độ mới công khai thông tin chi tiết về biến thể nguy hiểm này.
Theo dõi động tĩnh của vi rút
Giải trình tự bộ gen là quy trình được sử dụng để giải mã vi rút corona và tìm ra các đột biến, đây cũng là trọng tâm của chiến lược phòng chống Covid-19. Biến thể Delta đã cho thấy việc không có hệ thống sát vi rút mạnh mẽ, đặc biệt là để giải trình tự, có thể biến các thành phố đông đúc thành nơi lây lan các biến thể mới nguy hiểm, gây nguy cơ kéo dài đại dịch.
Mặc dù Omicron đang lây lan nhanh chóng ở Mỹ và các nơi khác, nhưng hành động nhanh chóng đã giúp các nhà khoa học có thời gian giải mã mức độ lây truyền và mức độ nghiêm trọng của biến thể. Nam Phi đã xác định và công bố thông tin chi tiết về biến thể mới chỉ vài tuần sau khi nhận thấy số ca nhiễm ở một tỉnh tăng đột biến.
Ngược lại, trong phần lớn thời gian của năm 2020, Ấn Độ theo dõi vi rút rất hời hợt, dẫn tới nguồn gốc chính xác của Delta vẫn còn là ẩn số. Cho đến nay, quốc gia này mới chỉ giải mã và chia sẻ 0,3% tổng số ca lây nhiễm chính thức vào cơ sở dữ liệu GISAID.
Ấn Độ tụt hậu trong việc giải mã vi rút
Ấn Độ chỉ có một số ít các phòng thí nghiệm chính phủ đã nỗ lực lập bản đồ vi rút nhất quán trong năm đầu tiên của đại dịch, ngay cả khi hàng triệu người đã bị nhiễm trong đợt đầu tiên Covid-19 lây lan trên cả nước. Bhramar Mukherjee, nhà dịch tễ học và chủ nhiệm thống kê sinh học tại Trường Y tế Công cộng của Đại học Michigan, cho biết những nỗ lực giải mã trình tự gen vi rút của Ấn Độ đã bị tổn hại bởi "tình trạng quan liêu, chính trị và ý nghĩ rằng chúng tôi đã chế ngự được Covid nên không cần phải lo lắng về các biến thể".
Bà nói: "Nhu cầu chia sẻ dữ liệu và mẫu là rất quan trọng. Khi Nam Phi hợp tác và chia sẻ với các nước trên thế giới, sự tiến bộ cũng tăng lên theo cấp số nhân. Còn Ấn Độ luôn bảo vệ dữ liệu của chính mình".
Một cựu quan chức cho biết sự thiếu năng động của thể chế, cùng với sự phụ thuộc vào chính phủ của Modi - rất nhạy cảm với việc xử lý vi rút - đã ảnh hưởng đến các cơ quan khoa học của Ấn Độ. Điều này đồng nghĩa với việc các chuyên gia sẽ không nêu ra những vấn đề phê bình vì lo cho sự nghiệp của mình. Trong nhiều trường hợp, Bộ Y tế Ấn Độ sẽ "mắt điếc tai ngơ" hoặc đưa ra quyết định dựa trên lời khuyên từ các chuyên gia kể trên.
Các nỗ lực tăng cường giải trình tự gen ở Ấn Độ cũng bị hạn chế nghiêm trọng bởi lệnh cấm vào tháng 5/2020. Chiến dịch "Sản xuất tại Ấn Độ'' là nỗ lực của Modi nhằm đảm bảo đất nước bớt phụ thuộc vào những quốc gia như Trung Quốc, đồng nghĩa với việc họ không nhập khẩu thuốc thử vàs hóa chất cần thiết để cung cấp nhiên liệu cho các máy xử lý trình tự.
Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất mà các nhà khoa học phải vật lộn để thuyết phục chính phủ về giá trị của việc giải mã cấu trúc của vi rút. Ngay cả ở Vương quốc Anh, quốc gia có ổ đĩa giải trình tự Covid hàng đầu thế giới, nơi ghi nhận 13% tổng số trường hợp, cũng có những người chỉ trích việc này chỉ mang tính lý thuyết mà không có tác dụng gì.
Mỹ cũng báo cáo các ca nhiễm Omicron muộn hơn nhiều so với các quốc gia khác, mặc dù các quan chức cho biết biến thể mới có thể đã có mặt ở nước này. Đây chính là một dấu hiệu của lỗ hổng trong hệ thống giải trình tự của nước này.
Phục hồi sau thảm họa Covid-19
Chính phủ Ấn Độ cũng đang cố gắng đẩy nhanh đợt tiêm chủng, mặc dù họ sẽ bắt đầu tiêm chủng cho những người dưới 18 tuổi và chỉ cung cấp cho nhân viên y tế một liều tăng cường vào tháng tới. Vào đầu tháng này, tại một trung tâm vắc xin ở Amravati, người dân đã bắt đầu xếp hàng để được tiêm.
Một người được nhân viên y tế tiêm vắc-xin Covid-19 tại trung tâm y tế ở Amravati, Ấn Độ, vào ngày 1/12
Trên khắp thế giới, trong khi Omicron - với khoảng 50 đột biến – đang "càn quét" khắp nơi, một số quốc gia có vẻ đã sẵn sàng đối mặt với những diễn biến tiếp theo của dịch bệnh. Salim Abdool Karim, một nhà dịch tễ học, người đã tư vấn cho chính phủ Nam Phi, cho biết vào tháng trước: "Chúng tôi không bị rơi vào thế bị động. Chúng tôi hy vọng vào tương lai và sẵn sàng cho một biến thể mới".
Brian Wahl, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho biết rất nhiều người vẫn chưa được tiêm chủng, đặc biệt là ở vùng cận Sahara, châu Phi, nên nguy cơ xuất hiện nhiều chủng hơn vẫn còn. Ở Châu Phi, mới có 9% dân số được tiêm chủng đầy đủ.
Wahl nói: "Để ngăn chặn sự xuất hiện của một biến thể mới nguy hiểm hơn, chúng ta cần đảm bảo rằng thế giới được bảo vệ bằng việc tiêm chủng. Đó là bài học từ Delta. Chúng ta đã hành động chưa? Và tại sao chúng ta lại thấy sự xuất hiện của Omicron".