MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bài học từ quá khứ cho Ả Rập Saudi

10-11-2018 - 15:45 PM | Tài chính quốc tế

Quyết định cắt giảm sản lượng khai thác, cấm vận dầu Mỹ và các nước phương Tây của Ả Rập Saudi để trả đũa sự ủng hộ của họ dành cho Israel trong cuộc chiến Yom Kippur năm 1973 đã gây hậu quả sâu rộng.

Giá dầu tăng gấp 4 lần trong vài tháng và lạm phát tăng vọt. Chi phí kinh doanh bị đội lên khiến tình trạng mất việc làm xảy ra trên quy mô chưa từng thấy kể từ những năm 1930.

Ký ức nói trên trở lại sau vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại. Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Riyadh sẽ lãnh hậu quả "rất nghiêm trọng" nếu liên quan đến cái chết của ông Khashoggi. Ả Rập Saudi lập tức dọa đáp trả bằng "vũ khí dầu" nếu Washington làm thế.

Sẽ có hậu quả kinh tế nghiêm trọng nếu mọi chuyện diễn ra theo hướng này. Giá dầu đã tăng sau khi ông Trump thông báo các biện pháp trừng phạt Iran. Trong trường hợp Ả Rập Saudi hạn chế khai thác, giá dầu có thể tăng lên trên 100 USD/thùng. Câu hỏi là liệu Riyadh có dám ra tay hay không? Ngoài ra, lợi ích trước mắt từ biện pháp này giờ đây không còn nhiều như những năm 1970.

Bài học từ quá khứ cho Ả Rập Saudi - Ảnh 1.

Hoạt động khai thác tại mỏ dầu al-Howta ở Ả Rập Saudi Ảnh: AP

Một số nguồn dầu mới đã xuất hiện trong hơn 4 thập kỷ qua. Ả Rập Saudi hiện đứng thứ hai sau Nga về sản xuất dầu vào năm 2016, trong khi Mỹ xếp thứ ba do mở rộng sản xuất dầu đá phiến. Sản lượng dầu của Riyadh vẫn quan trọng nhưng không nhiều như trước. Các nền kinh tế phát triển cũng sử dụng ít dầu hơn so với những năm 1970, một phần vì sự chuyển đổi từ sản xuất sang dịch vụ và các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Lo sợ bị ảnh hưởng, các nước nhập khẩu dầu cũng đa dạng hóa nguồn năng lượng, chuyển sang khí tự nhiên và hạt nhân. Ngoài ra, chi phí năng lượng tái tạo đã giảm mạnh nhờ tiến bộ công nghệ và mỗi lần giá dầu tăng càng khiến loại năng lượng này trở nên cạnh tranh hơn.

Nếu phương Tây giảm phụ thuộc vào dầu thì điều trái ngược lại xảy đến với Ả Rập Saudi. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế, nước này cần giá dầu ở mức 85-87 USD/thùng để cân bằng ngân sách. Riyadh hiểu rằng họ phải đa dạng hóa nền kinh tế nhưng phải tiến hành theo một nhịp độ hợp lý để không gây bất ổn xã hội.


Theo Larry Elliott, cây bút của báo The Guardian

Người Lao động

Trở lên trên