MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bài học từ quá khứ và cơ hội để Donald Trump lật ngược tình thế

28-09-2016 - 08:28 AM | Tài chính quốc tế

Các cuộc tranh luận trong lịch sử đã minh chứng cho một thực tế “phũ phàng” rằng, một vị ứng viên có thể bẻ cong sự thật và chắp vá chi tiết vẫn có thể chiến thắng nếu đó vẫn có vẻ là cuộc tranh luận giữa 2 ứng viên Tổng thống.

Ngày 28/10/2008, nước Mỹ chứng kiến một cuộc tranh luận nảy lửa giữa nhất lịch sử giữa hai vị ứng viên Tổng thống: ông Jimmy Carter thuộc Đảng Dân chủ và ông Ronald Reagan thuộc Đảng Cộng hòa. Đây là một trong những cuộc tranh luận trực tiếp thu hút nhiều sự chú ý nhất trong lịch sử.

Theo giới chuyên gia, nhiều khả năng lịch sử sẽ viết lại và còn hơn thế nữa bởi hai nhân vật chính là ông Trump – một doanh nhân “bạo miệng” và bà Clinton – người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đại diện cho một chính Đảng trong cuộc đua Nhà Trắng.

Thánh nhân đãi kẻ khù khờ

Nhìn vào cuộc tranh luận vừa qua, có thể thấy bóng dáng thấp thoáng của màn đối thoại nổi tiếng giữa hai vị ứng viên Tổng thống ngày nào. Trong khi Jimmy Carter đưa ra những chính sách “cực kỳ nguy hiểm” thì Reagan lại hiện lên là một kẻ ngốc, cùng với thái độ hài hước và tự tin, ông đã giành được một màn thắng quyết định đối với những cử tri còn lưỡng lự. Trước khi đáp lại lời chỉ trích của ông Carter về chính sách chăm sóc sức khỏe, ông cười lớn và nói: “Ông lại lặp lại điều tôi chán nghe lắm rồi” (There you go again).

Cuộc tranh luận giữa Ronald Reagan và Jimmy Carter đã minh chứng cho một thực tế “phũ phàng” rằng, một vị ứng viên có thể bẻ cong sự thật và chắp vá chi tiết vẫn có thể chiến thắng nếu cuộc tranh luận vẫn có thể truyền tải một thông điệp đơn giản đến bất ngờ: Đó là cuộc tranh luận giữa 2 ứng viên Tổng thống.

Lịch sử tranh cử ứng viên Tổng thống Mỹ không hiếm những trường hợp như vậy. Đơn cử như trong bài báo được đăng trên The Economist ngày 14/10/2000 và bài tường thuật trực tiếp cuộc tranh luận trực tiếp trên sóng truyền hình giữa Thống đốc vùng Texas – George W. Bush và Phó Tổng thống Al Gore. Khi đó bài báo viết, “cả hai vị ứng viên có vẻ như đang chiến đấu, nhưng không có vẻ gì là đấu với nhau mà là với những định kiến tiêu cực của bản thân”.

Kẻ thủ của ông Bush là “định kiến cho rằng ông chẳng biết cái gì” trước vị ứng viên đối thủ là ông Gore – người có kinh nghiệm và chính sách ngoại giao. Trong khi đó, ông Gore phải chiến đấu với những phán xét cho rằng ông là một kẻ độc ác, ghê tởm và đặc biệt là ông đã nói dối, ít nhất thì cũng mang danh “kẻ ba hoa có nghề”.

Đúng, những gì ông Gore phải phản bác lại trông có vẻ rất tầm thường. Nhưng sự thật là ông đã thất bại bởi trót để danh tiếng của mình liên quan đến sự lừa dối nghiêm trọng. Và hôm nay, bà Clinton lại dính vết chàm như ông Gore năm ấy khi nhiều người cho rằng bà gian dối về sức khỏe của mình.

Cuộc chiến đấu không chỉ với đối thủ

Để cho công bằng, một cơ quan nghiên cứu về khoa học chính trị đã mọc lên sau 16 năm và phía này cho rằng, các bài báo thường làm quá tầm quan trọng của các cuộc tranh luận đối đầu được phát trực tiếp trên truyền hình. Chúng thường có thiên hướng lái chiều dư luận bằng những điểm phần trăm nhỏ, nhưng rất có giá trị khi cuộc bầu cử đến giai đoạn nước rút.

Là hai vị ứng viên Tổng thống “ít bình thường nhất” trong lịch sử tranh cử Tổng thống nước Mỹ, Donald TrumpHillary Clinton không nên chỉ chiến đấu với nhau, mà còn phải chiến đấu độc lập với tất cả những "con quái vật" ảnh hưởng đến hình ảnh của bản thân.

Trong số những thứ ngoài lề, ông trùm bất động sản cần phải chắc chắn hàng triệu người dân Mỹ ủng hộ phe Cộng hòa - đã ủng hộ mình trong những lần bỏ phiếu gần đây nhưng lại lo lắng về khả năng nắm giữ chiếc vali hạt nhân của ông - sẽ xoay chuyển tâm lý. Còn đối với cựu Đệ nhất Phu nhân, bà cần lấy lòng tất cả những cử tri muốn có một vị Tổng thống “vừa đủ” như những gì ông Obama đã đạt được.

Anh Sa

The Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên