Bài phát biểu truyền cảm hứng sống cho tỷ phú Warren Buffet: "Tôi bị thôi thúc phải làm điều gì đó"
Nhà hoạt động vì nhân quyền Martin Luther King Jr. là người truyền cảm hứng sống tuyệt vời cho tỷ phú Buffet. Bài phát biểu của King tại Iowa năm 1967 đã thay đổi nhận thức của vị tỷ phú, thôi thúc ông hành động bảo vệ nhân quyền và giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.
- 20-01-2018Những chuyện chưa kể về cuộc đời 'không thể tin nổi" của Warren Buffett: Là 'doanh nhân' từ khi 5 tuổi, 11 tuổi mua cổ phiếu mà vẫn hối tiếc vì đầu tư quá muộn
- 19-01-20183 'người thầy' ảnh hưởng lớn tới sự thành công của Warren Buffett, người vợ đầu tiên đã dạy ông nhiều nhất về đầu tư
- 18-01-2018Bạn có thể chạm tới đỉnh cao của sự thành công nếu học hỏi các đặc điểm này từ ông trùm Warren Buffett
Nhà hoạt động vì nhân quyền Martin Luther King Jr. là người truyền cảm hứng sống tuyệt vời cho tỷ phú Buffet. Bài phát biểu của King tại Iowa năm 1967 đã thay đổi nhận thức của vị tỷ phú, thôi thúc ông hành động bảo vệ nhân quyền và giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.
Martin Luther King Jr. sinh ngày 15/1/1929, mất ngày 4/4/1968. Ông là mục sư Baptist, nhà lãnh đạo dân quyền người Mỹ gốc Phi, từng đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1964. Ông ủng hộ chủ nghĩa chống bạo lực, ủng hộ quyền công dân và chống lại nạn phân biệt chủng tộc. Những bài phát biểu của Martin Luther King Jr. luôn thu hút và truyền cảm hứng sống cho hàng triệu người. Tỷ phú Warren Buffet cũng không phải ngoại lệ.
Tháng 10 năm 1967, nhà hoạt động vì nhân quyền Martin Luther King Jr. đến trường đại học Grinnell để tham gia một sự kiện gây quỹ. Trước đám đông 5.000 người, Martin đã có một bài phát biểu với tựa đề “Remaining Awake In a Revolution” (Nhận thức về sự đổi mới ).
"Tôi vẫn nhớ bài phát biểu mà Martin Luther King Jr. đọc khi ấy. Đó là một trong những bài diễn văn truyền cảm hứng nhất mà tôi từng được nghe", Buffett chia sẻ trong bộ phim tài liệu HBO Becoming Warren Buffett.
Trong bài diễn văn, Martin nói về sự bất công trong lòng nước Mỹ lúc bấy giờ, những sự phân biệt chủng tộc giữa người da trắng và da màu. Ông đã trích dẫn bài thơ Cuộc khủng hoảng hiện tại của James Russell Lowell nói về niềm tin rằng sự thật và công lý sẽ trở thành thước đo cho xã hội.
“Có thể đúng là luật pháp không thể thay đổi trái tim, nhưng nó có thể kìm hãm những kẻ nhẫn tâm”, trích bài phát biểu của Martin.
Trong những năm 30, Buffett và người vợ quá cố Susie ủng hộ các nhà hoạt động phi bạo lực Omaha trong phong trào dân quyền những năm 1950 và 1960. Vợ chồng vị tỷ phú tích cực tham dự các sự kiện xung quanh thành phố.
Sau khi nghe bài diễn văn tại Grinnell, Buffett nhận thấy "một cảm giác cấp bách để làm điều gì đó cho quyền công dân".
"Chính trị của tôi trở nên rõ ràng hơn. Bạn biết đấy, năm 1776, Thomas Jefferson đã viết: Tất cả mọi người đều được tạo ra bình đẳng. Tuy nhiên sự thật không phải như vậy. Những người da đen đã không được đối xử theo cách mà đáng lẽ ra họ phải nhận được. Điều đó đã thôi thúc tôi phải làm gì đó”, vị tỷ phú chia sẻ.
Sau bài phát biểu hôm đó, Buffett đã làm việc với bạn của mình, Rosenfield để tăng nguồn quỹ học bổng giúp sinh viên có nhu cầu về tài chính và tiếp tục phục vụ Hội đồng Quản trị của Grinnell College trong nhiều năm.
Bài diễn văn cũng khích lệ ông đấu tranh bảo vệ người Do thái, chống lại những người phản đối trong gia đình và cộng đồng của ông. Vị tỷ phú đã tích cực hoạt động để đòi quyền lợi cho người Do thái được tham gia vào các câu lạc bộ, hòa nhập với cộng đồng.
CNBC