Bài viết gây sốc sau HCV Olympic của Trung Quốc: "Tôi chẳng còn mặt mũi để ghét đứa con kém cỏi của mình"
Tay vợt nữ Zheng Qinwen vừa tạo nên "cơn địa chấn" ở làng thể thao thế giới khi giúp Trung Quốc lần đầu tiên trong lịch sử giành HCV đơn nữ môn quần vợt. Quả là "con nhà người ta".
- 05-08-2024Bật khóc vì ước nguyện giành HCV Olympic sau trận đấu dài 3 tiếng: Tuổi 37, Novak Djokovic xứng đáng vĩ đại nhất lịch sử quần vợt thế giới
- 05-08-2024VĐV Gen Z Philippines lập kỳ tích với cú đúp HCV Olympic: Được thưởng cả căn hộ hạng sang và hàng chục tỷ đồng
- 29-07-2024Thần đồng 16 tuổi giành HCV Olympic thứ 100 cho Hàn Quốc
Sau thành tựu lẫy lừng của Zheng Qinwen, một bài viết trên tờ Sina của Trung Quốc được đề tên tác giả Lưu Na đang khiến cộng đồng mạng của xứ sở tỷ dân phải sôi sục khi thẳng thắn lên tiếng chỉ trích nhằm thẳng vào những bậc phụ huynh đang dùng khái niệm "con người ta" để giáo dục, đặt sự kỳ vọng lớn vào con mình. Bài viết mượn thể thao cùng những ngôi sao hàng đầu của làng thể thao Trung Quốc làm rạng danh nước nhà để nêu lên quan điểm rất đáng suy ngẫm của mình:
Người ta nói rằng mùa Hè năm nay, khi các nhà vô địch người Trung Quốc lần lượt xuất hiện ở Paris, rất nhiều trẻ em ở đất nước này phải nhận sự chì chiết của bố mẹ chúng. Câu nói: "Nhìn con nhà người ta kia kìa!" mà rất nhiều cha mẹ dễ dàng thốt ra với con mình sẽ khiến không ít "con nhà mình" phải xấu hổ.
Nhưng xin lỗi, tôi cũng là một bà mẹ, và có lẽ là ngoại lệ.
Càng đọc những câu chuyện về sự trưởng thành của các nhà vô địch Olympic người Trung Quốc, tôi càng cảm thấy xấu hổ khi đã từng khinh thường đứa con "tầm thường" của mình.
Bạn không tin ư? Nghe tôi nói này.
Mọi người đều biết Zheng Qinwen vừa giành chức vô địch lịch sử cho thể thao Trung Quốc, là nhà vô địch quần vợt nội dung đánh đơn Olympic đầu tiên của nước nhà. Trước khi giành chức vô địch này, giá trị thương mại hàng năm của cô lên tới 40 triệu NDT (khoảng 140 tỷ đồng), và sau khi giành chức vô địch được sự đoán sẽ vượt quá 100 triệu NDT (khoảng 350 tỷ đồng). Chắc hẳn bạn đang rất ghen tỵ, rằng làm sao "con người ta" có thể được nuôi dạy để trở thành xuất chúng, mạnh mẽ và thông minh đến vậy có phải không?
Câu trả lời là đây: Cha mẹ họ quyết tâm hơn cha mẹ như chúng ta.
Zheng Qinwen sinh ra ở Thập Yển, Hồ Bắc. Để trở thành tay vợt chuyên nghiệp và theo đuổi giấc mơ quần vợt của mình, cha mẹ cô đã đưa cô từ Thập Yển đến Vũ Hán, Bắc Kinh rồi ra thế giới, để nhận được sự đào tạo tốt nhất từ những HLV giỏi nhất, đấu với những đấu thủ giỏi nhất để rồi đạt được vinh quang cao nhất.
Zheng Qinwen đã từng nói: "Tôi không quan tâm đối thủ của mình là ai, tôi chẳng quan tâm mình phải đấu với ai, bởi tôi đã từng đấu với một nhà vô địch Grand Slam khi mới 19 tuổi". Nếu cha mẹ cô không làm tất cả vì con gái, liệu Zheng Qinwen có thể có được điều đó?
Sau khi Zheng Qinwen lên ngôi, có hai câu chuyện được lan truyền rộng rãi.
Một là để Zheng Qinwen được tập luyện với HLV cũ của Li Na là Yu Liqiao, cha của cô đã phải quỳ xuống cầu xin HLV này thu nhận con gái mình. Nên nhớ là vị HLV này cực kỳ nghiêm khắc và khó tính trong việc thu nhận học trò.
Hai là để Zheng Qinwen được đào tạo nâng cao ở nước ngoài, cha của Zheng Qinwen đã gom góp đến 20 triệu NDT (khoảng 70 tỷ đồng), thậm chí phải bán cả ngôi nhà của gia đình đi để đặt cược vào tương lai của con gái.
Trong hai câu chuyện này, câu chuyện thứ nhất chưa được xác nhận, còn câu chuyện thứ hai được chính Zheng Qinwen thừa nhận. Ngay sau khi giành chức vô địch Olympic, tay vợt này đã tâm sự:
"Khi tôi mới 14 hay 15 tuổi gì đấy, cha đã phải bán nhà để cho tôi chơi quần vợt. Cha muốn dùng mọi cách để thực hiện bằng được ước mơ của tôi... Bố ơi! Cuối cùng con cũng đã đem được vinh quang về cho gia đình mình!".
Khi những người nghèo như chúng tôi (tác giả) nói về việc hỗ trợ ước mơ của con cái, chúng tôi thích dùng cụm từ "bán tất cả những gì mình đang có".
Nhưng đừng quên rằng tiền đề của "bán tất cả những gì mình đang có" là nghèo đói, và gia đình chúng tôi ban đầu rất nghèo, hầu như chẳng có gì đáng giá. Điều đấy cho thấy rằng người nghèo chẳng có gì để mất và ngay cả khi "khoản đầu tư" cuối cùng thất bại, nó cũng chỉ là khoản đầu tư khá rẻ.
Nhưng cha của Zheng Qinwen bán nhà đi vì con gái thì lại khác.
Đầu tiên, ông ấy phải có một căn nhà trong thành phố, và thứ hai, ông phải đủ can đảm để đặt cược vào con gái bằng chính ngôi nhà đắt giá của mình, và cuối cùng là ngay cả khi "thua cược", ông cũng không hối hận.
So với việc "bán tất cả những gì mình đang có" để nuôi con, việc bán nhà của ông thực sự đòi hỏi nhiều sự can đảm hơn:
Bởi vì chi phí đầu tư cho Zheng Qinwen là rất lớn, khiến việc đánh cược bằng gần như toàn bộ tài sản của một gia đình trung bình Trung Quốc là không hề nhỏ.
Hãy tự hỏi bản thân mình, có bao nhiêu người trong số chúng ta sẵn sàng quỳ gối cầu xin người khác, hoặc thậm chí bán cả nhà đi để thực hiện ước mơ có không ít sự chênh vênh của con mình?
Tôi đã tự hỏi mình, và tôi không thể làm được thế.
Tôi sợ mất tất cả những gì mình đã nỗ lực hết mình để có được, và tôi sợ cho đi tất cả mà chẳng nhận lại được gì. Điều khiến tôi lo sợ hơn nữa là mình sẽ đặt gánh nặng lên vai con mình, khiến nó có thể bị trầm cảm trước cả khi giành chức vô địch.
Tôi sợ, không dám, nên tôi không xứng đáng có một đứa con như Zheng Qinwen.
Một số bạn có thể muốn nghiêm túc hơn: "Nếu con gái tôi tài năng như Zheng Qinwen, tôi sẵn sàng bán nhà để đầu tư cho con".
Vâng, các bạn thân mến, vậy thì đã đến lúc cần nói về câu chuyện của một nhà nữ vô địch khác... (còn tiếp)
Đời sống và pháp luật