Bàn bếp đá thạch anh đã hết thời "đỉnh cao": Ngày càng nhiều gia đình quay lưng vì 4 lý do
Thay vì lắp đặt đá thạch anh, mọi người đang chuyển sang lựa chọn 3 thiết kế "vừa lạ vừa quen".
- 30-10-2024Dùng xong máy giặt có cần rút phích cắm điện ra không: Hóa ra bấy lâu nay nhiều người vẫn làm sai
- 21-10-2024Chỉ vì để sai chỗ mà ống nước trong máy giặt vỡ, khiến nhà tôi ngập tràn trong nước!
- 05-10-2024Số 7kg, 10kg trên máy giặt là cho quần áo khô hay quần áo ướt? Thì ra bấy lâu rất nhiều người hiểu sai
Trong những năm gần đây, bàn bếp đá thạch anh đang bị giảm sự ưa chuộng, dù trước đó chúng rất phổ biến trong các thiết kế bếp hiện đại. Lý do thì rất nhiều, nhưng tựu chung lại có thể kể đến 4 điều sau.
1. Thiếu tính nổi bật
Bất cứ sản phẩm nào cũng vậy, chỉ cần có nhiều người sử dụng là ngay lập tức sẽ mang lại cảm giác chán nản, vì cho rằng chúng quá phổ thông nên dễ mất đi tính độc đáo so với lúc ban đầu. Điều này càng đúng hơn đối hơn với những người trẻ ưa chuộng sự mới mẻ và tiện lợi. Vậy nên có thể nói đây chính là 1 trong những lý do phổ biến khiến bàn đá thạch anh ngày càng bị quên lãng.
2. Vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng
Làm bàn bếp bằng đá thạch anh thực sự không hề rẻ, loại cơ bản cũng đã dao động từ 1,5 - 3 triệu đồng cho 1 mét vuông, loại cao cấp thì giá thành càng đắt đỏ hơn. Vậy nhưng trên thị trường, các sản phẩm đá thạch anh giả hoặc đá nhân tạo kém chất lượng vẫn có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nếu mua nhầm, bạn vẫn phải mất 1 khoản chi phí lớn nhưng sản phẩm nhận được lại vô cùng kém đảm bảo. Sử dụng lâu dài, bàn đá thạch anh giả có thể xuất hiện nhiều vấn đề như: dễ bám bẩn, độ bền kém, bề mặt không sáng,...
3. Có thể bị nứt
Theo thời gian sử dụng, mặt bàn bếp đá thạch anh có thể xuất hiện vết nứt trông vô cùng kém thẩm mỹ. Nguyên nhân không nhất thiết là do đá kém chất lượng mà có thể đến từ quá trình lắp đặt cũng như thói quen sử dụng của gia đình. Chẳng hạn như dưới mặt bàn không được trang bị tấm lót, thường xuyên đặt nồi chảo nóng trực tiếp lên bề mặt, làm rơi chén bát/dụng cụ kim loại nặng xuống mặt bàn,...
Dù nguyên nhân là gì thì một khi mặt bàn bị nứt cũng sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, gây ra một số vấn đề tiềm ẩn về sự an toàn, hiệu suất sử dụng và chi phí sửa chữa.
4. Sửa chữa rắc rối
Quá trình sửa chữa mặt bàn bếp đá thạch anh khiến nhiều người ngao ngán vì chúng có khả năng biến khu vực nấu nướng trở thành một "hiện trường thảm họa".
Một cư dân mạng chia sẻ về trải nghiệm của mình: Nếu phải lựa chọn lại, tôi chắc chắn sẽ không lắp đặt bàn thạch anh nữa. Bạn thấy đó, ngay cả khi trong bếp nhà tôi đã có cửa trượt thì khói bụi phát sinh khi sửa chữa vẫn có thể bay khắp nơi. Bụi đến nỗi không mở mắt nổi!
3 chất liệu bàn bếp đang được ưa chuộng
1. Bàn gỗ nguyên khối
Với sự phổ biến của đồ nội thất bằng gỗ, nhiều người lại quay về chọn thiết kế quen thuộc đó là mặt bàn bếp bằng gỗ nguyên khối. Bởi vì chúng đáp ứng những tiêu chí cơ bản: đẹp, bền và ít trầy xước. Ngoài ra, gỗ nguyên khối còn sở hữu những vân gỗ trông rất tự nhiên và độc đáo, có thể mang đến vẻ đẹp vừa mộc mạc vừa sang trọng cho không gian.
2. Bàn bếp đá phiến
Mặt bàn bằng đá phiến đã trở thành vật liệu tương đối phổ biến trong những năm gần đây. Khi kết hợp với phong cách tối giản, thiết kế này sẽ giúp khu bếp trông đẹp và cao cấp hơn. Về đặc tính vật liệu, đá phiến gần giống như đá thạch anh, chúng cũng có thể bị nứt nên quá trình lắp đặt và sử dụng cần hết sức lưu ý. Đổi lại, đá phiến có khả năng chịu nhiệt và chống thấm tốt, lại còn dễ bảo dưỡng nên vẫn thích hợp sử dụng cho những ai yêu thích vẻ đẹp tự nhiên.
3. Inox (thép không gỉ)
Về tính thẩm mỹ, mặt bàn bếp bằng inox có thể trông kém đẹp hơn 2 lựa chọn trên, nhưng về tính tiện ích thì không có điểm nào để chê. Vật liệu này rất bền, có khả năng chống ăn mòn và chống gỉ sét tốt. Độ chịu lực và chịu cứng cao nên không sợ nứt nẻ ngay cả khi có tác động từ chảo nồi hoặc các vật dụng nặng. Bề mặt sáng bóng của inox còn tạo được chiều sâu, giúp cho không gian bếp trông rộng rãi, sạch sẽ hơn.
Nguồn: Toutiao
Phụ nữ số