Bạn chắc chắc sẽ tiếp tục lặp lại các sai lầm cho đến khi thực sự thừa nhận điều này với bản thân!
Cho đến khi thực sự học được nguyên tắc này, thì lúc đó "thất bại mới thực sự là mẹ thành công". Còn không, bạn chỉ đang tích thêm thất bại cho cuộc đời mình mà thôi.
- 08-02-2018Ngôn ngữ cơ thể truyền tải tới 55% thông điệp khi giao tiếp, đây là 7 cử chỉ sai lầm dẫn đến một cuộc hội thoại thất bại mà hầu hết mọi người không nhận ra
- 07-02-2018Những bài học dạy con trưởng thành sau thất bại đáng học tập từ tỉ phú Jack Ma
- 28-01-2018Thất bại cũng không sao, nhờ có U23 Việt Nam mà chúng ta biết bóng đá cũng như cuộc đời vậy
Chủ động xác định, thấu hiểu, và học hỏi từ những lỗi lầm của bạn là một kỹ năng quan trọng trong đời.
Những lỗi lầm và thất bại của chúng ta là những cơ hội rất lớn để học hỏi và trưởng thành, chúng cho chúng ta những dấu hiệu để biết mình đang trên con đường đến thành công.
Thứ gì đang níu giữ bạn có thể khiến bạn mạnh mẽ hơn!
Nếu bạn không cho đời mình cơ hội mắc sai lầm, và quan trọng hơn là học được gì từ chúng, chắc chắc là bạn sẽ còn tiếp tục mắc lại y hệt lỗi đó.
George Bernard Shaw từng nói rằng, "Ai mất cả đời để mắc sai lầm không chỉ đáng khâm phục, mà ít nhất còn đáng sống hơn một cuộc đời không dám làm gì."
Bạn cần phải thừa nhận mình mắc sai lầm, vì chỉ có cách đó bạn mới có thể thay đổi mọi thứ tốt hơn, và nhờ vậy bạn không sợ hãi khi vấp ngã lần tới.
Tất cả con người đều là loài sinh vật rất bảo thủ.
Thừa nhận rằng bạn mắc sai lầm chưa bao giờ là dễ, nhưng nó là một bước quan trọng để bạn học hỏi, lớn lên, và cải thiện bản thân.
Đâu đó trong cuộc đời, chắc chắc bạn sẽ mắc sai lầm.
Những lầm lỗi có thể thật khó chấp nhận, vì vậy đôi khi chúng ta cố tình lảng tránh thay vì đối diện với chúng. Lòng tự trọng của chúng ta sống dậy, khiến chúng ta tìm kiếm các bằng chứng để chứng tỏ rằng mình không sai.
Mục tiêu và tham vọng của bạn cùng lớn, bạn sẽ càng mắc các sai lầm lớn và thường xuyên hơn, vì bạn càng cần phải thừa nhận, học hỏi từ chúng và tiếp tục cố gắng.
Trong cuốn sách "Mindfire", tác giả Scott Berkun viết rằng, "Sự tiến bộ không phải một đường thẳng nhưng nếu bạn tiếp tục học hỏi bạn sẽ có nhiều thành công hơn thất bại, và những thất bại bạn mắc phải trong quá trình trưởng thành sẽ giúp bạn đến được nơi mình cần đến."
Và bạn chỉ có thể học hỏi từ thất bại sau khi bạn đã thừa nhận là mình mắc sai lầm.
Chính cái lúc bạn bắt đầu đổi lỗi cho người khác (hoặc cho cả thế giới), bạn đã ngăn cách bản thân khỏi những bài học quý báu nhất.
Học hỏi từ thất bại, Berkun cho rằng, đòi hỏi ba bước:
Đặt bản thân mình trong những tình huống mà bạn có thể mắc phải những sai lầm thú vị, dám tự tin để thừa nhận mình đã sai, và dũng cảm để tạo ra sự thay đổi.
Những người thành công có thể thừa nhận thất bại của họ dễ dàng. Họ biết mình sẽ tiến bộ càng nhanh khi mình làm vậy.
Thừa nhận lỗi lầm làm chúng tả cảm thấy mình thua cuộc, yếu đuối, dễ tổn thưởng và bị coi thường.
Nhưng là con người ai chả mắc thất bại, chúng ta không thể hy vọng học được điều gì nếu không thẳng thắn thừa nhận chúng.
Ví dụ, tại nơi công sở thừa nhận sai lầm có thể cho bạn cơ hội để thể hiện sự sáng tạo và những kỹ năng giải quyết vấn đề.
Bạn có thể biến một tình huống tiêu cực thành một cơ hội quý giá bằng cách chấp nhận thất bại và nhận lấy bài học từ nó.
Và cách bạn xử lý những sai lầm của mình quan trọng hơn nhiều cách bạn mắc sai lầm.
Chấp nhận gánh vác trách nhiệm sẽ giúp bạn học hỏi, thay vì chỉ biết chuyền bóng cho người khác.
Dale Canegie, tác giả của cuốn sách Đắc Nhân Tâm năm 1935, từng khuyên, "Khi bạn sai, hãy chủ động và nhanh chóng thừa nhận chúng"
Ông đúc kết điều này bằng cách quan sát cuộc sống của những người thành công và lời khuyên này vẫn còn đúng đến tận bây giờ.
Bạn sẽ không thể học được từ thất bạn nếu bạn không thừa nhận bạn đã mắc chúng! Và nếu bạn không chịu học hỏi, chắc chắc bạn sẽ lại mắc phải chúng thôi.
Nếu vậy thì đời bạn sẽ mãi chẳng đi về đâu cả. Sai lầm rồi lại sai lầm. Không bài học được đúc kết.
Thừa nhận những lỗi lầm của bạn sẽ là bước đầu tiên để bạn đối mặt với nó, và...thường cũng là bước đầu tiên để bạn quay đầu đến thành công.
Trí thức trẻ