Bàn chân có 5 dấu hiệu này chứng tỏ đường huyết đang tăng cao, kiểm tra ngay sẽ giúp ngừa các biến chứng tiểu đường
Để kịp thời ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, khi thấy 5 triệu chứng này ở bàn chân thì bạn nên đi khám kịp thời.
- 25-07-20213 sai lầm khi đun nước âm thầm phá hủy cơ thể, thậm chí có thể gây ung thư nhưng nhiều người vẫn cứ lặp đi lặp lại
- 24-07-2021Các nhà khoa học rã băng vĩnh cửu ở Tây Tạng, tìm thấy 28 chủng virus cổ đại chưa từng được biết đến
- 24-07-20213 bệnh viện cùng phối hợp để cứu hai mẹ con sản phụ 22 tuổi nhiễm COVID-19 nguy kịch
- 24-07-2021"Điểm mặt" 7 loại thực phẩm ngon - bổ - rẻ, để được lâu ngày không cần tủ lạnh
Tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ không thể hoặc tiết ra rất ít insulin để hấp thu glucose trong máu. Đó là lý do mà lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.
Sự xuất hiện của bệnh tiểu đường chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống và sinh hoạt không tốt của chính người bệnh. Nếu không được can thiệp y tế hiệu quả tiểu đường có thể gây ra các biến chứng như tai biến mạch máu, đau hệ thống thần kinh...
Để kịp thời ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường , khi thấy 5 triệu chứng này ở bàn chân thì bạn nên đi khám kịp thời.
5 dấu hiệu đường huyết tăng cao trên bàn chân Tê chân
Tê chân là một trong những triệu chứng của "bệnh thần kinh ngoại biên" mà nguyên nhân phần lớn là do tiểu đường gây nên.
Khi chỉ số đường huyết tăng cao, các vi mạch sẽ đối diện với khả năng tổn thương rất cao. Khi đó sẽ dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh, làm dây thần kinh bị tê bì.
Người bệnh tiểu đường sẽ thường cảm thấy tê ở đầu ngón chân, nhất là khi nằm nghỉ ngơi không hoạt động.
Ngứa chân
Ngứa chân là một trong những dấu hiệu điển hình khi lượng đường trong máu tăng cao. Theo các chuyên gia nội tiết, khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình bài tiết mồ hôi ở da rối loạn, gây khô da, ngứa ngáy rất nhiều, đặc biệt là ở vùng da chân.
Đau nhức chân
Những người mắc bệnh tiểu đường thì các mạch máu sẽ hoạt động không được thuận lợi, cho nên nếu đi bộ một đoạn dài bạn sẽ cảm giác rất đau ở vùng chân. Khi đó, dừng lại nghỉ một chút lại thấy đỡ. Tình trạng này được gọi là chân khập khiễng do tiểu đường gây ra.
Nếu bệnh nặng hơn nữa, các mạch máu sẽ bị tắc nghẽn nhiều hơn. Đây chính là giai đoạn tiến triển thêm một mức nặng hơn, tạo thành giai đoạn "nghỉ ngơi cũng đau". Tức là bạn không đi lại, chân vẫn đau đến mức cảm thấy rõ ràng, thậm chí sẽ đau suốt đêm khiến bạn mất ngủ.
Ngón chân có màu trắng bệch
Khi các ngón chân bỗng nhiên chuyển sang màu trắng, hoặc da chân có xu hướng sáng bệch hơn, sẽ có hai tình huống chính xảy ra đó là có thể bạn đã bị bệnh gan, hoặc bị tiểu đường.
Lúc này, bạn cần quan sát thêm các dấu hiệu khác trên cơ thể để phán đoán xem khả năng mắc bệnh nào nhiều hơn. Nếu là tiểu đường thì sẽ đi kèm một số dấu hiệu như: liên tục khát nước, sụt cân bất thường, đi tiểu nhiều lần, thị lực yếu đi...
Vết thương ở chân mãi không lành
Khi tuần hoàn máu chậm lại, các tế bào hồng cầu di chuyển chậm hơn. Điều này khiến cơ thể khó vận chuyển chất dinh dưỡng cho vết thương. Chính vì thế, các vết thương sẽ có xu hướng lành chậm hoặc có thể hoàn toàn không lành.
Làm sao để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ?
- Kiểm soát cân nặng: Nếu bạn đang nặng 90kg, mục tiêu giảm cân của bạn là từ 5-10kg. Và một khi đã giảm cân thì bạn cần phải tích cực duy trì được số cân nặng đã giảm.
- Chế độ ăn uống mỗi ngày nên chứa ít chất béo và đường. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả, hạn chế thịt đỏ và tránh thịt chế biến sẵn.
- Tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể giúp giảm cân và giảm lượng đường trong máu. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Mỗi ngày bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút và vận động 5 lần một tuần.
- Nói không với thuốc lá.
- Khám sức khỏe thường xuyên: Càng có tuổi, bạn càng cần phải đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường huyết của mình như thế nào để ngăn ngừa tiểu đường loại 2.
Pháp luật và bạn đọc