MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bán hàng online, shipper "nổ đơn" liên tục giữa mùa dịch

05-06-2021 - 16:32 PM | Thị trường

Bán hàng online, shipper "nổ đơn" liên tục giữa mùa dịch

TP HCM đang thực hiện giãn cách xã hội, quán xá, cửa hàng đóng cửa để phòng chống dịch, nhiều nơi bị phong tỏa, không ít người mất việc, giảm thu nhập nhưng những người giao hàng (shipper), bán hàng online lại đang tất bật "lên đơn".

Gặp chúng tôi khi đang giao hàng trên đường Trần Xuân Soạn, hường Tân Hưng, quận 7, anh Tuấn, nhân viên của Shopee, phấn khởi: "Máy ngày nay tôi giao hàng liên tục, chạy từ sáng sớm tới chiều tối mới kịp đơn hàng. Một ngày tôi ra vào kho hàng của Shopee lấy hàng 4-5 lần. Sản phẩm rất đa dạng nhưng nhiều nhất là đồ thiết yếu trong gia đình và các mặt hàng phòng chống dịch Covid-19 như kính che chắn, khẩu trang y tế, đồ bảo hộ chống dịch…".

Một shipper giao hàng cho Lazada kể anh từng làm nhân viên phục vụ quán karaoke nhưng do dịch Covid-19 kéo dài nên phải chuyển sang làm shipper. "Đi giao hàng trong mùa dịch cũng lo lắm nhưng có việc để làm và thu nhập khá trong ở thời điểm này với em là tốt lắm rồi, giúp em có tiền trang trải cho học kỳ cuối" – shipper này chia sẻ.

Bán hàng online, shipper nổ đơn liên tục giữa mùa dịch - Ảnh 1.

Các shipper đang giao hàng tại một chung cư. Ảnh: Khả Ái

Theo tìm hiểu của phóng viên, đơn hàng tăng nên thu nhập của các shipper cũng tăng theo. Trung bình một ngày, mỗi nhân viên giao hàng có thể kiếm 400.000 – 500.000 đồng trở lên, gấp rưỡi đến gấp đôi so với bình thường. Đôi khi gặp khách hàng thương, hiểu được sự vất vả của việc giao hàng trong mùa dịch còn gửi thêm tiền "tips" và nước uống. Ngoài ra, dù đơn hàng tăng liên tục nhưng ít gặp tình trạng bùng hàng, gọi khách không nghe máy như trước.

Tại các kho hàng của Shopee, Lazada ở TP HCM, shipper tất bật ra vào liên tục lấy hàng để kịp giao cho khách. Dù vội vã nhưng tất cả nhân viên đều chấp hành nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 như đeo khẩu trang, giãn cách khi chờ lấy hàng… để bảo vệ cho an toàn cho bản thân và người khác.

Bán hàng online, shipper nổ đơn liên tục giữa mùa dịch - Ảnh 2.

Các shipper đang chờ lấy hàng tại kho cya3 Shopee ở quận 7. Ảnh: Khả Ái

Chủ một shop bán quần áo bảo hộ cho biết: "mùa dịch đầu tiên shop quần áo thời trang nữ của tôi trên đường Lê Văn Thọ (quận Gò Vấp) phải đóng cửa vì không có khách đến mua. Sau một thời gian, tôi chuyển sang bán quần áo bảo hộ chống dịch, các mặt hàng về y tế trên sàn thương mại điện tử. Từ khi bùng dịch đến nay, mỗi ngày cửa hàng tôi trung bình đi hơn 50 đơn, gấp đôi so với trước".

Đại diện sàn Lazada đánh giá trải qua ba làn sóng Covid-19, người dân đã làm quen với việc mua sắm các nhu yếu phẩm cần thiết qua các kênh online thay vì lo lắng tích trữ hàng hóa quá mức như trước đây. Do đó, so với đợt giãn cách xã hội lần đầu tiên vào đầu tháng 4-2020, ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng hơn gấp 3 lần. Bên cạnh đó, các mặt hàng tươi sống và đông lạnh cũng ghi nhận mức tăng trưởng hơn 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, mặt hàng khẩu trang, nước sát trùng tay hay các vật dụng bảo hộ vẫn nhận được sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng. Do nguồn cung đã ổn định và người tiêu dùng không còn tâm lý tích trữ nên không xảy ra tình trạng cháy hàng hay khan hiếm hàng hóa.

"Riêng các khách hàng tại các khu vực giãn cách theo Chỉ thị 16, Lazada khuyến khích đặt hàng từ các nhà bán hàng cùng khu vực để việc vận chuyển được thuận tiện và nhanh hơn. Thêm vào đó, chúng tôi cũng khuyến khích khách hàng thanh toán trước để việc giao hàng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng nhất" - Lazada lưu ý thêm.

Tiki cũng cho biết chỉ trong mấy ngày đầu giãn cách, Tiki ghi nhận mức độ tăng trưởng trên toàn sàn lên đến 30%. Đồng thời, xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng trên Tiki cũng có dấu hiệu tăng rõ rệt ở những nhóm ngành hàng, sản phẩm phục vụ cho công việc và hoạt động của bản thân, gia đình trong giai đoạn giãn cách xã hội, như: hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm, hàng tươi sống, nhà cửa - đời sống, mẹ - bé, dụng cụ thể thao, hàng điện tử và phụ kiện (laptop, máy tính, USB…).

Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng một cách nhanh chóng, xuyên suốt và an toàn, Tiki đã chuẩn bị và thực hiện các phương án về nguồn cung hàng hóa và an toàn trong giao nhận. Cụ thể, từ những ngày đầu xuất hiện các thông tin về dịch bệnh, Tiki phối hợp chặt chẽ với các nhà bán hàng và thương hiệu đẩy mạnh nguồn cung hàng hóa ở hầu hết các ngành hàng, dự kiến tăng lên đến 50%, chủ yếu ở ngành hàng nhu yếu phẩm, thực phẩm tươi sống và công nghệ. Riêng nguồn cung đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng gấp 3 lần, đặc biệt sản phẩm nước rửa tay tăng gấp 25 lần.

Trong khi đó, Shopee đưa ra thông điệp bảo đảm người dùng có thể tiếp tục tiếp cận các mặt hàng thiết yếu ngay cả khi họ cần ở trong nhà một cách dễ dàng với chi phí thấp.

Không chỉ các shipper trên các sàn thương mại điện tử bội thu mà dịch vụ giao đồ ăn như Grap, Gojek, Beamin, Now… cũng tất bật đi đơn. Đặc biệt là những giờ cao điểm, các anh shipper xếp hàng rồng rắn để chờ lấy hàng.

Theo Khả Ái - Thùy Dương

Người lao động

Trở lên trên