MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bán lẻ Việt xuất hiện tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”

Số liệu từ Bộ Công Thương và các công ty nghiên cứu thị trường cho thấy, cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam đang ngày càng gay gắt với sự tham gia của nhiều đại gia tên tuổi thế giới. Tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” xuất hiện trong khi hàng hóa Việt Nam vào các siêu thị bắt đầu gặp phải những rào cản.

Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập, ngành thương mại dịch vụ Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ ngày càng gay gắt hơn.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, giai đoạn 2011- 2017, mức tăng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là 10%/năm, đạt 3.568,1 nghìn tỷ đồng vào năm 2016 và đạt 3.234,2 nghìn tỷ đồng vào năm 2017. Trong 4 tháng đầu năm 2018, tổng mức bán lẻ  ước đạt  hơn 1.399 nghìn tỷ đồng, tăng 9,85% so với cùng kỳ 2017.

Tính đến hết năm 2017, cả nước có 8.539 chợ, trong đó gần 75% là chợ nông thôn. Hiện cả nước có 957 siêu thị tại 62 tỉnh, thành phố (Hà Giang là tỉnh chưa có siêu thị) và 189 trung tâm thương mại tại 51 tỉnh, thành phố. Phần lớn các siêu thị và trung tâm thương mại chỉ tập trung tại các thành phố lớn và khu vực nội thành. Tại các khu vực nông thôn, ngoại thành thì chưa phát triển siêu thị.

Dù có tốc độ tăng trưởng ở mức cao, theo ông Đông, ngành thương mại dịch vụ nước ta còn nhiều hạn chế như tăng trưởng chưa bền vững, dịch vụ hỗ trợ hoạt động thương mại còn chưa phát huy hiệu quả như mong muốn; các hoạt động thương mại truyền thống chưa bắt kịpphát triển của thương mại điện tử, thương mại số hóa. Trong khi ở khu vực nông thôn, miền núi, mạng lưới chợ còn thưa thớt.

Đánh giá về thị trường bán lẻ Việt Nam, kết quả khảo sát hiện trạng mở rộng lĩnh vực bán lẻ tại 30 quốc gia đang phát triển trên thế giới của Hãng tư vấn A.T. Kearney cho thấy, Việt Nam nằm trong số các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á và là “miếng mồi” béo bở đối với các nhà đầu tư. Khảo sát cũng xếp Việt Nam vào vị trí thứ 6 trong bảng đánh giá về chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu trong năm 2017.

Hiện, nhiều đại gia bán lẻ, đại gia thương mại điện tử nổi tiếng thế giới đã có mặt tại Việt Nam khiến cạnh tranh trong lĩnh vực này trở nên gay gắt hơn. Số liệu thống kê cho thấy, bán lẻ là một trong những ngành tăng trưởng mạnh mẽ nhất ở thị trường Việt Nam.

Theo Thục Quyên

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên